Nội dung (Ẩn/Hiện)
Một tháng có thể gồm 31 ngày, 30 ngày thậm chí có 28 hoặc 29 ngày. Vậy làm cách nào để chúng ta xác định được một tháng có bao nhiêu ngày? Và vì sao có sự chênh lệch ngày giữa các tháng như vậy? Để tìm được câu trả lời, mời bạn đọc bài viết dưới đây!
1. Một tháng có bao nhiêu ngày?
(1 tháng có bao nhiêu ngày?)
Việc nắm rõ các ngày, tháng trong năm có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống, giúp cho bạn thuận tiện trong việc sắp xếp công việc, lên thời gian biểu một cách cẩn thận và chính xác nhất.
Ai cũng biết một năm có 12 tháng và mỗi năm có 365 ngày (năm thường) hoặc 366 ngày (năm nhuận). Tuy nhiên, số ngày trong từng tháng lại khác nhau khiến không phải ai cũng có thể nhớ hết được tháng nào có 30 ngày, tháng nào có 31 ngày. Thậm chí, còn chưa kể đến tháng có năm thì 28 ngày nhưng có năm lại 29 ngày.
Việc nhớ các ngày trong một tháng không quá khó nhưng đa số mọi người đều hay quên và phải mất công mở lịch hay điện thoại để tra lại.
Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp các ngày có trong từng tháng tại bảng dưới đây để các bạn tiện theo dõi:
Tháng | Số ngày trong một tháng |
Tháng 1 | 31 ngày |
Tháng 2 | 28 hoặc 29 ngày |
Tháng 3 | 31 ngày |
Tháng 4 | 30 ngày |
Tháng 5 | 31 ngày |
Tháng 6 | 30 ngày |
Tháng 7 | 31 ngày |
Tháng 8 | 31 ngày |
Tháng 9 | 30 ngày |
Tháng 10 | 31 ngày |
Tháng 11 | 30 ngày |
Tháng 12 | 31 ngày |
Từ bảng thống kê trên, ta thấy được rằng một năm có:
- 4 tháng có 30 ngày, gồm: Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
- 7 tháng có 31 ngày, gồm: Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
- 1 tháng có số ngày không cố định là tháng 2 (28 ngày hoặc 29 ngày).
Ngoài các ngày trong một tháng, bạn có thể tìm hiểu thêm một năm có nhiêu tuần, ngày, giờ, phút, giây tại: ''Giải đáp thú vị: 1 năm có bao nhiêu tuần, ngày, giờ, phút, giây, quý?''
2. Mẹo tính ngày trong một tháng
Nếu bạn không phải là một người giỏi trong việc ghi nhớ một điều gì đó thì biện pháp xác định số ngày trong một tháng dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích được nhiều cho bạn.
Phương pháp này được nhiều người gọi là phương pháp nắm bàn tay. Quy tắc của nó rất đơn giản và dễ hiểu, ai cũng có thể dễ dàng làm được.
Đầu tiên bạn hãy nắm hai bàn tay lại, úp xuống và đặt sát cạnh nhau. Tiếp đến, hãy đánh số thứ tự từ 1 đến 12 tương ứng với 12 tháng từ trái qua phải lần lượt tính từ khớp ngón tay đầu tiên và phần lõm xuống.
Ngoài ra, bạn có thể chỉ cần dùng một bàn tay để tính cả 12 tháng như hình vẽ dưới đây.
(Mẹo tính ngày trong 1 tháng)
Khớp nhô lên đầu tiên tương ứng với tháng 1, phần lõm xuống là tháng 2 cứ như thế cho hết các khớp trên bàn tay (bỏ qua khớp các ngón cái).
Nếu tháng nào nhô lên thì tháng đó sẽ có 31 ngày. Còn nếu tháng nào ở phần lõm xuống thì tháng đó sẽ có 30 ngày. Riêng đối với tháng 2, tháng này chỉ có 28 hoặc 29 ngày.
3. Tại sao tháng 2 lại có 28 hoặc 29 ngày?
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều sử dụng hệ thống lịch Gregorian (Dương lịch). Theo đó, một năm thông thường sẽ có 365 ngày với 12 tháng.
Trong 12 tháng này, có tháng có 31 ngày nhưng cũng có những tháng chỉ có 30 ngày. Riêng tháng 2 chỉ vỏn vẹn 28 ngày, 4 năm một lần lại được bổ sung thêm 1 ngày thành 29 ngày. Tháng 2 của năm nào gồm 29 ngày thì năm đó sẽ được gọi là năm nhuận.
Để giải thích nguồn gốc của năm nhuận, ta phải quay ngược lại quá khứ, trở về với thời kỳ La Mã. Vào thế kỷ thứ VIII TCN, vua Romulus đã ban hành lịch dựa theo chu kỳ Mặt trăng với 10 tháng tương đương với 304 ngày (từ tháng 3 đến cuối tháng 12) mà không có tháng 1 và 2. Tháng 2 lúc này được coi là tháng cuối cùng của năm thay vì tháng 12 như hiện nay.
Đến năm 731 TCN, hoàng đế Numa Pompilius quyết định đưa thêm hai tháng 1 và 2 vào lịch cho đủ 12 chu kỳ của Mặt Trăng. Mỗi tháng sẽ có 28 ngày và mỗi năm sẽ có tổng cộng là 354 ngày.
(Tại sao tháng 2 lại có 28 hoặc 29 ngày?)
Sau đó, Numa Pompilius quyết định tăng thêm 1 ngày để tổng số ngày trong năm là số lẻ. Và ngài đã chọn tháng cuối cùng của năm - tháng 2 - sẽ là tháng có 28 ngày. Bên cạnh đó, số ngày của các tháng còn lại cũng được điều chỉnh thành số lẻ, chỉ có tháng 2 là số chẵn. Đến thời điểm đó, tổng số ngày trong năm là 355 ngày.
Tuy nhiên, lịch đặt theo chu kỳ Mặt Trăng dần bộc lộ yếu điểm nên người La Mã đã quyết định cứ 2 năm/lần, một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sẽ được đưa vào lịch sau ngày 23/2 có tên Macedonius (thời điểm đó, tháng 2 chỉ có 23 ngày).
Đến khoảng năm 45 TCN, hoàng đế Julius Caesar đã thay đổi hệ thống tính lịch này bằng cách bổ sung thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng trùng với chu kỳ của Mặt Trời. Ngoài ra, hoàng đế cũng đặt ra quy định cứ 4 năm một lần thì tháng 2 lại được cộng thêm một ngày để phù hợp với chu kỳ của Mặt Trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày. Con số này khá gần với chu kỳ thật của Trái Đất quanh Mặt Trời hiện nay là 365,2425 ngày.
Dương lịch được chúng ta sử dụng hiện nay chính là lịch La Mã đã được hoàn thiện và bổ sung thêm. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên và tháng 2 vẫn là tháng có ít ngày nhất trong năm.
4. Các ngày lễ trong từng tháng theo Dương lịch
Chúng tôi đã tổng hợp các ngày lễ, sự kiện trong năm dựa theo Dương lịch để bạn có thể tham khảo dưới đây:
Tháng 1:
- 1/1: Tết Dương lịch
- 9/1: Ngày Học sinh – Sinh viên Việt Nam
Tháng 2:
- 3/2: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- 14/2: Lễ tình nhân (Valentine)
- 27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam
(Ngày 14/2 là ngày Valentine)
Tháng 3:
- 8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ
- 14/3: Ngày Valentine trắng
- 20/3: Ngày Quốc tế Hạnh phúc
- 22/3: Ngày Nước sạch Thế giới
- 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- 27/3: Ngày Thể thao Việt Nam
- 28/3: Ngày thành lập lực lượng Dân quân tự vệ
Tháng 4:
- 1/4: Ngày Cá tháng Tư.
- 22/4: Ngày Trái đất
- 23/4: Ngày Sách Việt Nam
- 30/4: Ngày giải phóng miền Nam.
Tháng 5:
- 1/5: Ngày Quốc tế Lao động
- 7/5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
- 13/5: Ngày của mẹ
- 15/5: Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- 19/5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh
Tháng 6:
- 1/6: Ngày Quốc tế thiếu nhi
- 5/6: Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và Ngày môi trường thế giới
- 17/6: Ngày của cha
- 21/6: Ngày Báo chí Việt Nam
- 28/6: Ngày Gia đình Việt Nam
Tháng 7:
- 11/7: Ngày dân số thế giới
- 27/7: Ngày Thương binh liệt sĩ
- 28/7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam
Tháng 8:
- 19/8: Ngày tổng khởi nghĩa, Ngày Cách mạng tháng Tám thành công
Tháng 9:
- 2/9: Ngày Quốc Khánh.
- 7/9: Ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam
- 10/9: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tháng 10:
- 1/10: Ngày quốc tế người cao tuổi
- 10/10: Ngày giải phóng thủ đô
- 13/10: Ngày doanh nhân Việt Nam
- 14/10: Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam
- 20/10: Ngày Phụ nữ Việt Nam và cũng là Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam
- 31/10: Ngày Hallowen
Tháng 11:
- 9/11: Ngày pháp luật Việt Nam
- 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam
- 23/11: Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam
Tháng 12:
- 1/12: Ngày thế giới phòng chống AIDS
- 19/12: Ngày toàn quốc kháng chiến
- 24/12: Ngày lễ Giáng sinh
- 22/12: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hy vọng sau bài viết này bạn đã biết được tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 có bao nhiêu ngày và cách để xác định các ngày trong một tháng một cách dễ dàng.