Nội dung (Ẩn/Hiện)
Thói quen dọn dẹp và bài trí bàn thờ gia tiên mỗi dịp lễ, Tết từ lâu đã trở thành phong tục tập quán của người Việt. Hoạt động này không chỉ thể hiện lòng thành kính, sự tưởng nhớ của con cháu đến tổ tiên, những người thân đã khuất, mà còn là mong muốn được sự gia hộ, bảo vệ từ ông bà, với hy vọng nhiều điều thuận lợi, may mắn.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách bài trí bàn thờ gia tiên để cuộc sống của con cháu trong gia đình được sung túc, hưởng phúc đức từ ông bà.
Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên
Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên
Đối với mỗi gia đình Việt, bàn thờ gia tiên chính là nơi linh thiêng để con cháu thể hiện sự tưởng nhớ cũng như lòng kính trọng đối với những người thân quá cố nhiều năm.
Cùng với sự biến động theo dòng lịch sử từ xưa đến nay, cách bài trí bàn thờ gia tiên cũng có nhiều thay đổi. Ban đầu chỉ chiếc tủ thờ thô sơ như một chiếc chõng tre hay đơn thuần là một miếng ván nhỏ với một bát hương đơn giản.
Sau này khi cuộc sống của người dân được cải thiện hơn, bàn thờ gia tiên cũng được trang hoàn đầy đủ và bài trí công phu hơn. Ngày nay bàn thờ gia tiên được trang trí theo phong cách khá sang trọng và tinh tế với các vật phẩm như bộ lư hương long phụng, liễn thờ dát vàng, hoa quả, hương,...
Đó cũng là cách mà con cháu muốn thể hiện sự hiếu thảo, kính trọng với tổ tiên. Dù đi đâu, ở đâu hay làm gì vẫn luôn hướng về, giúp có thêm động lực vượt qua khó khăn, bế tắc trong cuộc sống.
Bàn thờ gia tiên gồm những gì?
Vật phẩm và bài trí bàn thờ gia tiên
Túy theo từng vùng miền và địa phương khác nhau mà người ta cũng có cách sắm vật phẩm và bài trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Nhìn chung, các vật phẩm không thể thiếu khi trang hoàn trên bàn thờ tổ tiên bao gồm:
- Bát hương: Chính là vật quan trọng được xem là chủ chốt trên bàn thờ gia tiên. Cách bài trí bát hương được xem như sợi dây liên lạc để những người thân đã khuất có thể về nhà với con cháu.
Người xưa cho rằng, mùi hương của nhang cùng với lời khấn vái của gia chủ chính là lời mời đối với các linh hồn. Do đó, gia chủ không nên để bát hương lạnh, xem như cắt đứt liên lạc, không nhận được sự phù hộ của tổ tiên.
- Lộc bình: Là bình chuyên dùng để cắm hoa trên bàn thờ. Lộc bình được đặt ở góc trái hoặc phải của bàn thờ. Những ngày thường có thể không cắm hoa, nhưng cũng nên vệ sinh sạch sẽ. Còn vào những ngày giỗ, lễ Tết, cách cắm hoa để trang trí bàn thờ cũng thể hiện sự kính trọng của gia chủ đối với gia tiên.
- Giá nến: Tùy theo vùng miền mà đôi giá nến bằng đồng được đặt sau hoặc trước bát hương, đối xứng hai bên trên bàn thờ. Vật phẩm này rất quan trọng, bởi người xưa quan niệm rằng, con đường ở cõi âm luôn tràn đầy bóng tối, không như trên dương thế, ánh sáng của nến sẽ giúp soi sáng cho linh hồn của tổ tiên, ông bà nhìn thấy rõ đường về nhà với con cháu.
- Đôi hạc: Thường được đặt ở dưới và cạnh bên đôi chân nến. Theo quan niệm, đôi hạc đi kèm với đôi chân nến và đỉnh thờ tượng trưng cho ngũ sự. Thông thường, sẽ có tạo hình đôi hạc đứng trên mai rùa, đại diện cho sự hài hòa của đất và trời, sự kết hợp hòa quyện giữa âm và dương, mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng cho con cháu.
- Khay chén thờ, ngai chén thờ: Được đặt trước bát hương, dùng để đựng rượu và đựng trà thờ cúng. Thông thường bàn thờ gia tiên thường có hai khay chén thờ, một khay để rượu và một khay rót trà.
- Ống đựng hương: Được đặt ở vị trí góc ngoài cùng, bên trong của bàn thờ, có thể để sau lộc bình, dùng để đựng hương thắp mỗi ngày hoặc cắm đũa trên bàn thờ tổ tiên.
- Mâm đồng hoặc mâm xứ: Dùng để chưng trái cây lên bàn thờ, thường được đặt trên đế gỗ để ở góc bàn thờ. Nếu góc bên trái để lộc bình thì gia chủ nên để mâm đồng ở góc bên phải và ngược lại. Kích thước mâm đồng lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào diện tích tủ thờ phù hợp.
- Ảnh thờ: Là di ảnh của những người thân quá cố mới hoặc từ lâu. Gia chủ nên tìm hiểu quy tắc đặt ảnh thờ gia tiên đúng đắn để tránh phạm đại kỵ. Di ảnh của những người bậc cao hơn và lớn tuổi hơn sẽ được đặt trước di ảnh của người thấp bậc và nhỏ tuổi hơn. Đồng thời, gia chủ tuyệt đối không nên đặt tượng Phật chung với di ảnh trên bàn thờ.
Vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà
Vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà
- Vị trí đặt bàn thờ gia tiên rất ảnh hưởng đến tài lộc và vượng khí của con cháu sau này. Do đó, gia chủ không nên đặt bàn thờ tổ tiên những nơi khuất ánh sáng, tăm tối, dơ bẩn hoặc ẩm thấp,...rất dễ phạm tội bất kính.
- Nếu như kiến trúc nhà của bạn có diện tích lớn với nhiều phòng riêng, bạn nên chọn một phòng chuyên biệt dành cho việc đặt tủ thờ và chứa những vật dụng thờ cúng, cũng như là nơi để các thành viên trong gia đình đốt nhang, cúng bái hằng ngày.
- Lưu ý nếu đặt tủ thờ trong phòng kín nên quay đối diện ra hướng cửa sổ có nhiều ánh sáng, giúp dương khí thịnh vượng, gia đạo bình yên.
- Hoặc nếu kiến trúc nhà bạn theo gian, thì hãy chọn nơi sạch sẽ và đặt tủ thờ đối diện với cửa chính, tựa bàn thờ vào tường chắc chắn, phía trên vị trí đặt bàn thờ không có người qua lại, là nơi hoàn toàn thanh tịnh, hướng về phía có ánh sáng.
- Bạn nên hạn chế đặt bàn thờ quay ra hướng Ngũ Quỷ hoặc hướng đối diện với nhà vệ sinh, phòng ngủ, những nơi uế tạp,...
Phong thủy đặt bàn thờ gia tiên
Phong thủy đặt bàn thờ gia tiên
Đặt bàn thờ gia tiên đúng phong thủy sẽ giúp linh khí quy tụ, phúc khí tràn đầy, giúp cho gia chủ mọi may mắn, hanh thông. Dưới đây là một số hướng đặt bàn thờ gia tiên theo chuẩn phong thủy mà bạn có thể tham khảo:
Cách đặt bàn thờ theo hướng hợp mệnh với gia chủ
Nếu gia chủ thuộc cung mệnh Đông Tứ Trạch: Đặt bàn thờ quay về hướng Khảm, Tốn, Chấn, Ly là phù hợp nhất.
Nếu gia chủ thuộc cung mệnh Tây Tứ Trạch: Đặt bàn thờ quay về hướng thích hợp như Đoài, Càn, Cấn, Khôn.
- Nơi tốt nhất để đặt bàn thờ gia tiên là ở tầng một hoặc chính giữa nhà, hay gian chính, trung tâm trong nhà.
- Bàn thờ gia tiên nên quay ra cửa lớn là hợp phong thủy nhất. Hoặc nếu để trong phòng nên hướng ra cửa sổ để đón ánh sáng mặt trời.
Cách đặt bàn thờ theo hướng hợp tuổi với gia chủ
(Phong thủy bàn thờ gia tiên)
Theo phong thủy, đặt bàn thờ gia tiên hợp tuổi với gia chủ sẽ mang đến những điều ích lợi sau:
- Sinh Khí: công việc suôn sẻ, may mắn, công thành danh toại.
- Thiên Y: sức khỏe dồi dào, lúc nào cũng tràn đầy năng lượng tích cực, dễ dàng vượt qua mọi bệnh tật.
- Diên Niên: hòa hợp, thuận lợi trong các mối quan hệ xung quanh. Trong gia đình thì gia đạo hạnh phúc, êm ấm. Ngoài xã hội thì bạn bè tốt đẹp, tránh được kẻ xấu hãm hại.
- Phục Vị: luôn thành công, không bao giờ nản lòng, giúp gia chủ lúc nào cũng tự tin thực hiện cho bằng được những điều mình muốn.
- Gia chủ tuổi Tý nên đặt bàn thờ theo hướng: Bắc (Sinh Khí), Đông (Diên Niên), Nam (Thiên Y), Đông Nam (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Sửu nên đặt bàn thờ theo hướng: Tây (Sinh Khí), Tây Nam (Diên Niên), Đông Bắc (Thiên Y), Tây Bắc (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Dần nên đặt bàn thờ theo hướng: Đông Bắc (Sinh Khí), Bắc (Diên Niên), Tây (Thiên Y), Tây Nam (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Mão nên đặt bàn thờ theo hướng: Đông Nam (Sinh Khí), Nam (Diên Niên), Đông (Thiên Y), Bắc (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Thìn nên đặt bàn thờ theo hướng: Nam (Sinh Khí), Đông Nam (Diên Niên), Bắc (Thiên Y), Đông (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Tỵ nên đặt bàn thờ theo hướng: Đông Bắc (Sinh Khí), Tây Bắc (Diên Niên), Tây (Thiên Y), Tây Nam (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Ngọ nên đặt bàn thờ theo hướng: Đông Nam (Sinh Khí), Nam (Diên Niên), Đông (Thiên Y), Bắc (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Mùi nên đặt bàn thờ theo hướng: Đông (Sinh Khí), Bắc (Diên Niên), Đông Nam (Thiên Y), Nam (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Thân nên đặt bàn thờ theo hướng: Tây Nam (Sinh Khí), Tây (Diên Niên), Tây Bắc (Thiên Y), Đông Bắc (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Dậu nên đặt bàn thờ theo hướng: Tây Bắc (Sinh Khí), Đông Bắc (Diên Niên), Tây Nam (Thiên Y), Tây (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Tuất nên đặt bàn thờ theo hướng: Tây (Sinh Khí), Tây Nam (Diên Niên), Đông Bắc (Thiên Y), Tây Bắc (Phục Vị).
- Gia chủ tuổi Hợi nên đặt bàn thờ theo hướng: Đông Bắc (Sinh Khí), Tây Bắc (Diên Niên), Tây (Thiên Y), Tây Nam (Phục Vị).
Cách trang trí bàn thờ gia tiên
Cách trang trí bàn thờ gia tiên
Cách trang trí bàn thờ gia tiên không chỉ thể hiện sự kính cẩn của con cháu với gia tiên, mà còn thể hiện thể diện của gia đình trước các vị khách mời trong những dịp lễ Tết. Bạn có thể tham khảo thêm một số cách trang trí bàn thờ dưới đây:
- Gia chủ có thể gắn thêm đèn hoa sen điện bảy màu hoặc dây đèn màu vào giữa bức hoành phi phía trên hoặc tấm liễn phía sau để bàn thờ gia tiên thêm trang nghiêm và sáng sủa hơn.
- Bên cạnh đó, các vật cúng trên bàn thờ nên được đặt đúng vị trí quy định như trên, vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa đúng theo phong thủy, đồng thời cũng dễ dàng để gia chủ vệ sinh, lau dọn thường xuyên.
Những lưu ý khi bài trí bàn thờ gia tiên
Bàn thờ gia tiên không chỉ là ngôi nhà còn lại ở dương gian để linh hồn ông bà, người thân quá cố có nơi về thăm gia đình, con cháu, mà còn là nói quy tụ linh khí và vượng khí nhiều đời cho dòng họ. Vì thế nếu không muốn phạm vào đại kỵ thì gia chủ nên lưu ý những điều sau khi quyết định vị trí đặt bàn thờ:
- Không nên đặt bàn thờ gia tiên ở nơi ô uế, không sạch sẽ, không có nhiều ánh sáng.
- Hạn chế đặt bàn thờ hướng đối diện vào tường, phòng vệ sinh, phòng ngủ,...
- Không nên đặt bàn thờ tựa vào những nơi không thăng bằng và vững chắc như tường làm bằng kính thủy tinh hay cửa sổ.
- Tránh bày trí bàn thờ lung tung, không theo trình tự, không để những vật không cần thiết lên bàn thờ.
- Có thể trang trí bàn thờ bằng đèn điện nhưng không nên làm quá lòe loẹt, phức tạp.
- Không nên đặt tủ thờ ở nơi có nhiều người ra vào, dễ va chạm.
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn đọc cách bài trí bàn thờ gia tiên theo đúng phong thủy để tạo nên phúc khí ngàn đời cho con cháu, và cũng vừa bày tỏ được sự cung kính đối với ông bà tổ tiên. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức và lựa chọn được cách sắp xếp hợp lý nhất cho bàn thờ gia tiên trong nhà của mình.