Bộ Tam Sên là gì? Được sử dụng trong những dịp nào?
Góc Tử Vi

Khám phá ý nghĩa bộ tam sên trong mâm cúng

Nội dung (Ẩn/Hiện)


Bộ tam sên là một nghi thức cúng lễ chỉ phổ biến ở miền Nam, còn miền Bắc và Trung khá ít người biết đến hoặc chưa từng nghe bao giờ.

Vậy bộ tam sên là gì? Nghi thức lễ nào sẽ sử dụng bộ tam sên làm đồ cúng? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc của bạn nhé!

Bộ tam sên được phổ biến ở miền Nam nhiều hơn

(Ảnh: Bộ tam sên được phổ biến ở miền Nam nhiều hơn)

Bộ tam sên là gì?

Bộ tam sên là lễ vật cúng trong các dịp cúng lễ như cúng Thổ Thần, Thần Tài, cúng khai trương hoặc động thổ…. Trong mâm cúng bộ tam sên sẽ thường có một miếng thịt, tôm có khoảng ba đến năm con (có thể thay thế bằng cua), một quả trứng vịt.

Bộ tam sên mang ý nghĩa cho sự đủ đầy và no ấm. Khi xưa ông cha ta đã cực khổ vất vả mới có thể khai hoang, lập thổ như ngày nay, vì vậy mà bộ tam sên khi dâng lễ, đồ cúng đều được để dạng nguyên con nhất có thể. Ông ta sẽ không nề hà chuyện cá hay tôm nguyên con cả vảy mà miễn sao đủ đầy, ăn no mặc ấm là được.

Bộ tam sên gồm những gì và ý nghĩa của từng đồ cúng lễ

Nhiều lý giải cho rằng bộ tam sên bao gồm 3 đồ cúng lễ: Thịt lợn, tôm, trứng gà. Các lễ vật này biểu tượng cho Thổ - Thủy - Thiên.

Thổ là miếng thịt lợn (sống trên cạn), con tôm hoặc cua (sống dưới nước) - Thủy, trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời) – Thiên.

Ngoài ra trong kinh Phật, bộ tam sên còn có ý nghĩa biểu tượng cho 12 loài:

  • Loài được sinh từ trứng (Noãn sinh)
  • Loài được sinh bằng thai (Thai sinh)
  • Loài được sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh)
  • Loài mà bỏ bản chất cũ như cỏ mục hoá đom đóm (là sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa Hóa sinh)....

Bộ tam sên gồm những gì?

(Ảnh: Bộ tam sên gồm những gì?)

Ngày nay khi thực phẩm ngày càng phong phú và đa dạng thì bộ tam sên cũng được thay đổi nhiều hơn, có thể thay cá bằng cua hoặc những sinh vật sống dưới nước khác, tùy vào điều kiện gia đình có thể thay đổi.

Bộ tam sên được dùng để cúng những dịp gì?

Với ý nghĩa mang đến sự ấm no và đủ đầy, bộ tam sên thường được dùng để cúng thánh thần, Thần Tài vào những ngày mùng 10 tháng Giêng. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào tục lệ ở mỗi địa phương khác nhau mà nghi thức cũng như đồ cúng được dùng ở mỗi nơi cũng khác nhau.

Ví dụ như ở Trung Bộ thì nơi đây thường dùng môi (mép) bò, dồi, lưỡi heo để cúng lễ còn Nam Bộ thì thường cúng cá lóc nướng,..

Khác với những vị thần trong dân gian được dân chúng thờ ở trên cao, bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa lại thường được đặt ở dưới đất, hướng ra cửa chính, với mong muốn cầu bình an, no ấm cho gia đình mình.

Đây không chỉ là một nghi thức chỉ dùng để cầu tài lộc mà còn được xem như sự tưởng nhớ, biết ơn của con cháu đời nay tới những vị thần dân gian.

Một số lưu ý khi cúng lễ tam sên trong ngày Thần Tài và Thổ Địa

Cúng lễ bộ tam sên trong ngày Thần Tài và Thổ Địa cần phải chú ý những điều sau để tránh những điều không may:

  • Không thể thiếu đĩa bộ Tam Sên trong ngày cúng Thần Tài, Thổ Địa được.
  • Khi cúng lễ phải hướng ra ngoài cửa chính và đặt ở vị trí thấp.
  • Cần phải thắp hương đều đặt trong khung giờ từ 6-7h sáng hoặc 6-7 chiều, mỗi lần phải thắp đủ 5 cây nhang.
  • Đều đặn thay nước trong chén nước và bình hoa vào những ngày này.
  • Không để con vật lại gần quậy phá bàn thờ Thần Tài, Thổ địa.
  • Vàng mã khi cúng xong đem ra ngoài đốt.

Lưu ý cách cúng Thần Tài, Thổ Địa cũng là cách thể hiện sự thành tâm đối với bề trên, vì vậy nếu bạn còn chưa biết cách cúng Thần Tài, Thổ Địa thế nào thì xem ngay tại đây nhé ''Thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa cần những gì? Quy trình và những điều lưu ý để tránh đại kỵ''

Những lưu ý khi cúng bộ tam sên trong ngày Thần Tài, Thổ Địa

(Ảnh: Những lưu ý khi cúng bộ tam sên trong ngày Thần Tài, Thổ Địa)

  • Những lễ vật được dùng sau khi cúng như muối, gạo đều nên giữ lại cho gia đình dùng để lấy lộc.
  • Rượu hoặc nước cúng xong có thể đem tưới xung quanh cho cây cối tươi mát, ý nghĩa cho sự phát lộc.
  • Các loại trái cây hoặc chè xôi sau khi cúng xong hạ lễ đem chia cho các thành viên trong gia đình ăn tránh mang cho người ngoài ăn hoặc vứt bỏ.

Nếu bạn chưa biết cách bày trí bàn thờ ông địa ra sao thì có thể xem tại link này nhé: '''Bật mí cách bài trí bàn thờ Ông Địa để tài lộc thịnh vượng, gia đình sung túc''

Hy vọng qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về bộ tam sên là gì, hay những điều cần chú ý khi cúng lễ bộ tam sên. Mong rằng bạn đã biết thêm được những thông tin hữu ích qua bài viết này.

Cảm ơn quý bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Đánh giá bài viết: 
Chưa có đánh giá nào