Nội dung (Ẩn/Hiện)
Nếu ngôi nhà là tổ ấm của mỗi gia đình thì phòng bếp chính là nơi giữ lửa hạnh phúc cho tổ ấm đấy. Vì thế nhiều gia chủ rất chú ý đến việc sắp xếp phòng bếp.
Dù muốn là thế nhưng không phải ai cũng biết cách bố trí phòng bếp vừa hợp phong thủy vừa khoa học. Nếu bạn chưa biết, bài viết này sẽ mách nhỏ bạn vài bí quyết.
1. Các kiểu bố cục phòng bếp hiện nay đang được ưa chuộng
1.1. Kiểu bố cục phòng bếp song song
Đây là kiểu bếp với sắp xếp bếp và tủ bếp song song hai bên, các thiết bị trong phòng bếp được bố trí dọc theo 2 bên tường tạo ra một lối đi ở giữa.
Kiểu bố trí này vừa khoa học lại độc đáo, mới mẻ, tăng thêm diện mạo hiện đại cho không gian sinh hoạt của gia đình. Với cách sắp xếp này cho phép nhiều người có thể cùng tham gia nấu ăn, tăng gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.
Hơn nữa, kiểu bố cục này sẽ giảm thiểu khoảng cách giữa bếp, tủ lạnh và bồn rửa; khiến việc nấu các bữa ăn gia đình trở nên nhanh chóng hơn.
1.2. Kiểu bố cục phòng bếp chữ L
Đây là kiểu bố cục phòng bếp phổ biến nhất, được nhiều gia đình sử dụng hơn. Bếp kiểu chữ L được sắp xếp theo 2 bức tường vuông góc với chiều dài không quá chênh lệch.
Kiểu bố cục phòng bếp chữ L được nhiều gia đình lựa chọn
Kiểu bố cục chữ L cho phòng bếp được ưa chuộng bởi sự thuận tiện, tối ưu hóa được không gian, giữa khu bếp và khu vực sinh hoạt chung không có ngăn cách.
Điều này giúp tình cảm gia đình thêm gắn bó, mật thiết khi gia đình vừa nấu ăn vừa chuyện trò với nhau.
Việc sắp xếp phòng bếp không chỉ căn cứ theo không gian khu bếp của mỗi ngôi nhà mà còn theo phong thủy của phòng bếp. Để biết thêm chi tiết, bạn đọc vui lòng tìm hiểu thông tin qua link: ''Phong thủy nhà bếp - Những điều gia chủ nên biết để đón tài lộc vào nhà''.
1.3. Kiểu bố cục phòng bếp chữ U
Kiểu bố cục phòng bếp chữ U kén không gian hơn khi nó phù hợp với ngôi nhà có diện tích lớn. Kiểu khu bếp có chiều sâu, khu vực nấu ăn rộng, thuận tiện cùng sức chứa đồ lưu trữ lớn.
Không gian bếp thiết kế kiểu chữ U sẽ là nổi bật trong toàn ngôi nhà, tạo được điểm nhấn.
2. Vị trí của thiết bị bếp nấu trong phòng bếp theo phong thủy
2.1. Hướng của bếp nấu hợp phong thủy
Theo các chuyên gia phong thủy, hướng của phòng bếp tốt nhất là hướng Đông Nam, phía Đông và 1 góc hướng Nam.
Vị trí của thiết bị bếp đúng phong thủy không chỉ giúp chủ nhà dòng khí bất lợi cho sức khỏe của cả gia đình mà còn tăng tài vận, giúp chủ nhà đón được nhiều luồng khí tốt, tài lộc dồi dào.
Hướng của bếp nấu ảnh hưởng tới sức khỏe, tài vận của gia đình
Như trong nguyên tắc phong thủy từ trước đến nay, hướng của bếp là hướng sau lưng người nấu nướng, không được trùng với hướng của cả ngôi nhà, nên tọa hung hướng cát.
Bạn đọc có thể biết thêm nhiều thông tin qua bài viết: ''Xem hướng bếp theo các nguyên tắc sau gia đạo yên ấm tài lộc dồi dào'' để nắm rõ hơn về việc xem hướng bếp như thế nào cho đúng.
Năm sinh của mỗi gia chủ ứng với một mệnh khác nhau và có 5 mệnh trong ngũ hành phong thủy là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Đặt hướng bếp theo cung mệnh ngũ hành là lựa chọn của nhiều gia đình Việt. Mỗi chủ nhà có mệnh khác nhau sẽ đặt bếp theo các hướng khác nhau.
Chủ nhà mang mệnh Kim nên đặt thiết bị bếp theo hướng Tây để gia đình gặp nhiều may mắn, bình an.
Hướng Đông, hướng Nam và Đông Nam là hướng bếp nên đặt cho gia chủ có mệnh Mộc để ngôi nhà có thể thu hút nhiều tài khí, của cải đến ào ào.
Thiết bị bếp nên đặt ở vị trí có hướng Đông tứ trạch hoặc hướng Bắc để chủ nhà mệnh Thủy đón nhận được nhiều tài lộc, phúc khí.
Chủ nhà mệnh Hỏa muốn con đường sự nghiệp hanh thông, sự nghiệp ngày càng thăng tiến nên đặt hướng bếp thích hợp là Đông Bắc, hướng Nam và Tây Nam.
Hai hướng Tây Bắc và Đông Nam là hướng đặt bếp hợp phong thủy nhất của gia chủ mệnh Thổ. Nếu đặt bếp theo hướng đó, gia đình sẽ đón được nhiều tài khí, mọi sự thuận lợi, phát triển như ý.
2.2. Một số chú ý khác khi đặt bếp
Vì nước và lửa kỵ nhau nên khi sắp xếp gia chủ nên chú ý không nên để phòng bếp gần nhà vệ sinh, dễ gây ra xung đột và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, chủ nhà cũng không nên để vật nhọn hướng trực tiếp vào chỗ bếp nấu và đặt bếp gần cửa sổ để tránh ảnh hưởng tới hòa khí trong gia đình.
Link: ''Đặt bếp theo phong thủy: Vị trí đặt bếp phong thủy và nguyên tắc bài trí bếp theo ngũ hành'' sẽ cho bạn đọc cái nhìn rõ nét hơn khi muốn đặt bếp hợp phong thủy để may mắn gõ cửa.
3. Vị trí của tủ lạnh trong phòng bếp
Nếu bạn coi nhẹ vị trí của tủ lạnh trong phòng bếp theo phong thủy thì có lẽ bạn đã nhầm. Tủ lạnh thuộc Kim, bếp thuộc Hỏa, Kim - Hỏa tạo ra sự cân bằng ngũ hành cho cả ngôi nhà. Vì thế nếu tủ lạnh đặt không đúng vị trí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy chung của gia đình bạn.
Vị trí đặt tủ lạnh ảnh hưởng đến phong thủy chung của ngôi nhà
Theo phong thủy, tủ lạnh không nên đặt đối diện thiết bị bếp nấu hoặc cũng không được đặt gần bếp bởi Thủy - Hỏa tương khắc, dễ dẫn đến vận khí, sức khỏe của các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia phong thủy tư vấn trong phòng bếp thì hướng đặt tủ lạnh tốt nhất là hướng Bắc và hướng Đông Nam.
4. Vị trí của bồn rửa trong phòng bếp
Bồn rửa thuộc Thủy, bếp thuộc Hỏa, Thủy - Hỏa tương khắc. Vì thế, chủ nhà nên sắp xếp bồn rửa ở xa bếp một cách hợp lý để tránh gây tai họa cho gia đình.
Với không gian bếp nhỏ, chủ nhà nên đặt bếp cách bồn rửa ít nhất khoảng 60 cm và thẳng hàng càng tốt. Nếu không gian bếp rộng, thiết kế bồn rửa vuông góc với bếp là hợp phong thủy nhất.
Nếu đặt bồn rửa theo hướng Đông, Đông Nam; may mắn, tài lộc sẽ đến với cả gia đình.
Người Việt Nam rất coi trọng phòng bếp cũng như phong thủy của phòng bếp. Phòng bếp không chỉ nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình mà việc bố trí phòng bếp hợp phong thủy còn ảnh hưởng tới con đường công danh sự nghiệp và tài lộc của gia đình.
Vì vậy, hi vọng với những thông tin bổ ích trên đã đem đến cho bạn đọc nắm được cách sắp xếp phòng bếp vừa hợp phong thủy vừa khoa học.