Nội dung (Ẩn/Hiện)
Một trong những vị thần giúp gia chủ giàu sang phú quý được nhiều người thờ cúng nhất là Ông Địa Thần Tài. Nhưng không phải ai cũng biết cách thỉnh ông Địa Thần Tài sao được như ý. Bài viết này sẽ mách nhỏ cách thỉnh Ông Địa Thần Tài để rước tài lộc, may mắn vào nhà.
1. Lựa chọn mẫu tượng Ông Địa Thần Tài đẹp
Ông Địa Thần Tài là thần mang đến phú quý tài lộc nên luôn gắn liền với hình ảnh vui tươi, hài hòa và toát lên phúc khí, khiến ai ai nhìn vào đều có cảm giác thoải mái.
Tượng của Ông Địa luôn là tay cầm quạt tay ôm đĩnh vàng, bụng phệ cùng nụ cười hào sảng. Còn tượng của Thần Tài sẽ là ánh mắt tinh tường với nụ cười hiền hòa, tay cầm đĩnh vàng tay kia cầm gậy như ý.
Đầu tiên khi chọn tượng Ông Địa Thần Tài là tượng không sứt mẻ hay bị nứt nẻ ở bất cứ điểm nào. Cả hai tượng đều có nước da hồng hào, tươi tắn, cân xứng, toát lên khí chất của sự bình an, thư thái.
Chọn tượng Ông Địa Thần Tài có nước da hồng hào, tươi tắn
2. Chú ý vị trí đặt tượng Ông Địa Thần Tài
Vị trí đặt tượng Ông Địa Thần Tài theo phong thủy sẽ định hướng việc cầu tài lộc của gia chủ. Rất nhiều gia đình chọn đặt tượng Ông Địa Thần Tài theo hướng cửa chính của ngôi nhà để mong đón nhiều phú quý hơn.
Ngoài ra, chủ nhà cần chú ý vị trí đặt tượng phải sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát để thể hiện sự tôn kính với Ông Địa Thần Tài của gia đình.
Để biết thêm vị trí đặt bàn thờ Ông Địa hợp phong thủy, đón nhiều tài lộc nhất, bạn đọc có thể truy cập link ''Bàn thờ ông địa nên đặt ở đâu sẽ mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc nhất''.
3. Cách thỉnh Ông Địa Thần Tài để đón tài lộc, may mắn
Ngoài yêu cầu cần chọn tượng đẹp ở trên, gia chủ cần chú ý thêm một số điểm sau để có thể thỉnh Ông Địa Thần Tài được như mong muốn.
3.1. Thỉnh Ông Địa Thần Tài khai quang điểm nhãn ở chùa đúng
Tượng Ông Địa Thần Tài từ nơi bán về nên để nguyên trong chiếc hộp gọn gàng sạch sẽ hoặc bọc trong giấy gói, túi bóng đỏ. Trước khi mang tượng về nhà thì gia chủ nên đưa qua chùa.
Tại chùa, chủ nhà nhờ các sư thầy làm lễ cúng “Chú nguyện nhập Thần” để khai quang điểm nhãn cho tượng Ông Địa Thần Tài. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt hợp phong thủy với chủ nhà để có thể rước tượng Ông Địa Thần Tài về nhà.
Trước khi rước về, gia chủ nên đưa tượng Thần Tài Ông Địa qua chùa để khai quang điểm nhãn
3.2. Tắm rửa tượng Ông Địa Thần Tài
Khi đón tượng Thần Tài Ông Địa từ chùa về an vị tại nhà, trước khi đặt tượng vào bàn thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ cho tượng.
Mách nhỏ bạn đọc, nên tắm rửa cho tượng Thần Tài Ông Địa bằng nước lá bưởi hoặc rượu trắng pha loãng thật sạch sẽ và đặt tượng lên bàn thờ để thỉnh thần được như ý. Việc tẩy trần tượng Thần như thế thì các Thần mới thoải mái, an yên.
Chủ nhà nên tránh tình trạng tẩy trần cho tượng của Thần Tài Ông Địa bằng cách lấy khăn, dẻ dù sạch chùi mạnh. Nếu sau khi tắm rửa cho tượng vẫn còn bẩn thì chỉ nên lấy khăn sạch lau chùi nhẹ nhàng.
3.3. Chọn giờ tốt, ngày lành tháng đẹp để thỉnh Ông Địa Thần Tài
Ngày lành tháng đẹp chính là ngày các sư thầy trong chùa chọn để mang tượng Thần Tài Ông Địa an vị tại bàn thờ của gia đình. Chủ nhà cần chọn giờ tốt hợp phong thủy cho gia đình để thỉnh Ông Địa Thần Tài nữa.
Nếu bạn chưa biết cúng Ông Địa như thế nào, có thể click truy cập link ''Bật mí cách cúng Ông Địa - có thật sự “rước” tài lộc vào nhà'' để biết thêm chi tiết.
Theo phong thủy, ngày Thần Tài bay về trời báo cáo là mùng 10 hàng tháng nên chủ nhà nên thỉnh trước ngày này để có hiệu quả tốt. Khung giờ tốt trong ngày nên thỉnh thần là Tiểu Cát, Đại An và Tốc Hỷ.
- Khung giờ Tiểu Cát là từ 1 -3 giờ và 13 - 15 giờ trong ngày. Đây là khung giờ hết sức tốt lành, mọi sự gặp dữ hóa lành, mọi việc trôi chảy, hòa hợp, tốt đẹp.
- Khung giờ Đại An là từ 5 - 7 giờ và 17 - 19 giờ. Nếu thỉnh thần vào giờ này thì mọi việc đều tốt lành, bình an.
- Tốc Hỷ là khung giờ từ 9 -11 giờ và 21 - 23 giờ, có nhiều điềm lành, công việc thuận buồm xuôi gió, cuộc sống nhiều niềm vui.
Sau khi rước tượng Thần Tài Ông Tài từ chùa về, chủ nhà nên thờ cúng, thắp đèn liên tục trong 100 ngày để hội tụ đủ sinh khí nhân gian. Sau 100 ngày này, chủ nhà thờ cúng bình thường.
3.4. Lễ vật trưng lên thỉnh Ông Địa Thần Tài
Lễ vật bàn thờ Ông Địa Thần Tài thường bao gồm: Hoa, nước, hương nhang và trái cây.
Bạn có thể thỉnh Thần vào sáng hoặc tối nhưng lễ vật thì không khác nhau. Thông thường, lễ vật trưng lên thỉnh Ông Địa Thần Tài bao gồm: Hoa, nước, hương nhang và trái cây.
Chủ nhà nên chọn hương nhang có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng giúp cho ban thờ Ông Địa Thần Tài luôn ấm áp, dễ chịu.
Chén đựng nước cần được vệ sinh sạch sẽ và mọi người thường truyền tai nhau mách nhỏ nước nên lấy một nửa chén là vừa đủ, không nên lấy nhiều.
Hoa nên là hoa tươi nhiều màu sắc vui tươi và trái cây cũng nên là trái cây tươi, ngon mắt.
Bạn đọc có thể truy cập link ''Cùng khám phá bàn thờ ông Thần tài cần những vật dụng gì để đem lại tài lộc cho gia chủ'' để biết thêm những lễ vật trưng trên bàn thờ Thần Tài.
4. Một số lưu ý khi thỉnh Ông Địa Thần Tài
4.1. Luôn thỉnh Ông Địa Thần Tài bằng tấm lòng thành kính
Bạn có thể luôn cầu cúng đúng đủ nhưng tài lộc và may mắn có thể đến với gia chủ nhiều hay ít phụ thuộc vào vận số, đức năng của gia chủ cũng như tấm lòng thành kính với Ông Địa Thần Tài đến đâu.
Khi cầu cúng hay thỉnh Thần, gia chủ nên thật tâm chân thành cầu xin với sự tôn kính nhất gửi đến Ông Địa Thần Tài, có như thế thì tài lộc phú quý mới đến. Ngược lại, khi chủ nhà làm qua loa, đại khái cho xong thì tài lộc cũng ít dần và xa rời gia đình.
4.2. Không thể cho hay biếu khi đã thỉnh Ông Địa Thần Tài
Theo tình cảm mọi người có thể cho nhận nhiều thứ nhưng tượng Ông Địa Thần Tài lại tuyệt nhiên không nên cho cũng không nên nhận.
Để lộc lá, của cải đến cũng như công việc làm ăn thuận lợi, chủ nhà nên tự mình làm tất cả công đoạn từ việc chọn tượng Thần Tài ông Địa đến việc cúng thỉnh Thần.
Bài viết trên đã chia sẻ các công đoạn để thỉnh Ông Địa Thần Tài hiệu quả nhất, đem đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ nhất. Hi vọng những điều này thực sự hữu ích với bạn đọc.