Cách tính năm nhuận theo Dương Lịch & Âm lịch
Góc Tử Vi

Những điều cần biết về năm nhuận và cách tính năm nhuận

Nội dung (Ẩn/Hiện)


Năm nhuận là một trong những năm đặc biệt. Cứ mỗi bốn năm liên tiếp sẽ có một năm đến 266 ngày. Tuy nhiên vẫn có nhiều người hiểu về năm nhuận và biết cách tính năm nhuận chính xác theo dương lịch và âm lịch. Nếu vậy thì bạn nhất định phải tham khảo bài viết dưới đây.

1. Năm nhuận là gì?

năm nhuận là gì? vì sao có năm nhuận?
năm nhuận là gì? vì sao có năm nhuận?

Một năm thông thường sẽ có 365 ngày, nhưng năm nhuận sẽ có đến 366 ngày. Năm nhuận xuất hiện cứ mối bốn năm một lần. Điều khác biệt ở năm nhuận có thể là số ngày tăng hoặc số tháng tăng lên (theo Âm lịch hoặc Dương lịch).

2. Năm nhuận có gì đặc biệt?

Điều đặc biệt trong số ngày của năm nhuận sẽ khác nhau tùy theo lịch dương được hầu hết các nước phương Tây sử dụng, hoặc cũng dựa trên lịch âm được các nước Phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,... áp dụng.

Năm nhuận theo Dương lịch

Năm nhuận được tính theo dương lịch là những năm có thêm một ngày vào tháng 2. Nếu như tháng 2 thường có 28 ngày thì năm nhuận tháng 2 có đến 29 ngày. Tuy nhiên, đa số các nước trên thế giới đều có cách tính năm nhuận dựa trên lịch dương.

Bởi bạn biết đấy, lịch dương được tính theo Mặt Trời. Bên cạnh đó, thời gian Trái Đất của chúng ta quay hết một vòng xung quanh Mặt Trời sẽ là 365 ngày 6 giờ. Người ta làm tròn năm còn 365 ngày và thừa ra 6 giờ. Cứ như thế nhân lên 4 năm sẽ thừa ra 24 giờ, tức là 1 ngày.

Ngày thừa ra của mỗi 4 năm ấy chính là ngày nhuận, và được quy ước vào tháng 2. Thế nên cứ mỗi năm nhuận tháng 2 sẽ được tính thành 29 ngày.

Sở dĩ người ta tính năm nhuận như thế này một phần theo quy chuẩn của lịch Gregory. Bởi người ta muốn đảm bảo rằng ngày Xuân phân ở châu Âu sẽ rơi vào ngày 21 tháng 3, phù hợp với thời gian diễn ra ngày lễ Phục Sinh.

Năm nhuận theo Âm lịch

Còn theo Âm lịch, thời gian lại được tính theo Mặt Trăng. Nếu theo Dương lịch môt năm có 365 ngày, thì năm Âm lịch một năm chỉ có 354 ngày. Tức là lịch âm sẽ chậm hơn lịch dương đến tận 11 ngày. Cứ như thế nhân lên 3 năm sẽ chậm hơn đến 33 ngày, tức 1 tháng.

Để lịch Âm vừa đủ tuần trăng, đồng thời độ sai lệch không quá nhiều so với tiết khí bốn mùa, nên người ta phải tính thêm một năm nhuận. Do đó, theo lịch của Phương Đông, cứ mỗi 3 năm lại có một năm nhuận lên đến 13 tháng, dư ra 1 tháng nhuận.

Tuy nhiên, cách tính ấy vẫn bị sai lệch thời gian so với lịch dương. Thế nên người ta đã tìm cách khắc phục tình trạng này khi quy ước cứ 19 năm, sẽ có một lần cách 2 năm, thêm 1 tháng nhuận.

Cụ thể là theo lịch dương thì 19 năm sẽ có 228 tháng, tương ứng với 253 tháng theo lịch âm. Cứ thế sẽ thừa ra 7 tháng so với năm Dương lịch, đó là 7 tháng nhuận.

7 tháng nhuận ấy được quy ước vào cán năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 theo chu kỳ 19 năm.

3. Cách tính năm nhuận theo Dương lịch và Âm lịch

Cách tính năm nhuận theo Dương lịch và Âm lịch
Cách tính năm nhuận theo Dương lịch và Âm lịch

4. Cách tính năm nhuận Dương lịch

Theo lịch Gregory

Theo lịch Gregory, cách tính chuẩn và dễ dàng nhất chính là năm nào chia hết cho 4 và không chia hết cho 100 thì được xem là năm nhuận. Ví dụ năm 2100 không phải là năm nhuận, còn năm 2104 được tính là năm nhuận.

Ngoài ra, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ vì nếu tính hết trọn một năm dương lịch sẽ là 365,25 ngày. Thế nên, theo lịch Gregory, một năm được coi là năm nhuận nếu chúng vừa chia hết cho 100 vừa chia hết cho 400.

Cụ thể như các năm 400, 800, 1200,... được xem là các năm nhuận, nhưng các năm 100, 200, 300, 500,...1500 không được tính là năm nhuận. Do đó, nếu tính tình năm nhuận theo nguyên tắc này thì công thức trung bình một năm sẽ là 365 + 1/4 - 1/100 + 1/400= 365, 2425 ngày, tương ứng với 365 ngày 49 phút và 12 giây.

Theo lịch Julius

Cách tính năm nhuận theo lịch Julius cũng như lịch Gregory nhưng đơn giản hơn rất nhiều. Năm nhuận được tính cứ mỗi 4 năm và thêm một ngày vào tháng 2 của những năm chia hết cho 4.

Theo quy tắc này thì trung bình một năm sẽ có 365,25 ngày. Nghĩa là dư ra 0,0076 ngày, so với thời gian tới tiết xuân phân thì ngày này sẽ dịch chuyển lên sớm hơn cứ sau mỗi 130 năm.

Theo lịch Iran

Tính theo lịch Iran cũng có một ngày nhuận trong 4 năm. Tuy nhiên, cứ mỗi 33 năm thì sẽ có một năm nhuận rơi vào năm thứ năm thay vì năm thứ tư như quy tắc thường lệ.

Nhìn chung, hệ thống tính toán của lịch Iran sẽ phức tạp hơn nhưng cũng có độ chính xác cao hơn. Nó được phát minh dựa trên thời gian Xuân phân diễn ra trong tháng 3 được quan sát và nghiên cứu tại Tehran. Do đó, chu kỳ 33 năm không hẳn đều đặn hoàn toàn, như vậy chu kỳ 33 năm sẽ bị tách ra bởi một chu kỳ 29 năm hoặc chu kỳ 37 năm.

Theo lịch chuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới

Cách tính năm nhuận chuẩn nhất hiện nay không quá phức tạp như các loại lịch trên. Bạn có thể tham khảo theo những cách tính sau:

Ví dụ: Năm chia hết cho 4

- Năm 2016 hoặc 2020 chia hết cho 4 thì được tính là năm nhuận.

- Năm 2021 chia cho 4 còn dư 1 thì không được tính là năm nhuận.

Ví dụ: Năm chia hết cho 400

- Năm 1600 hay năm 2000 chia hết cho 400 nên được tính là năm nhuận.

- Năm 1700, 1800, 1900 không chia hết cho 400 nên không được tính là năm nhuận.

Ví dụ: Năm chia hết cho 100, thường là những năm có 2 số 00 ở cuối.

- Năm 2000, 2100, 2200,... được tính là năm nhuận vì chia hết cho 100.

- Năm 2001, 2010,...không chia hết cho 100 nên không được tính là năm nhuận.

Cách tính năm nhuận Âm lịch

 Cách tính năm nhuận Âm lịch
Cách tính năm nhuận Âm lịch

Cách tính năm nhuận theo lịch Âm sẽ được tính bằng số năm Dương lịch chia cho 19. Nếu như năm ấy chia hết cho 19 hoặc dư các số như 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì những năm đó được tính thành năm nhuận.

Ví dụ:

- Năm 2020 được tính là năm nhuận vì chia cho 19 dư 6 theo lịch Âm.

- Năm 2021 không được tính là năm nhuận vì chia cho 19 dư 7 theo lịch Âm.

- Năm 2022 không được tính là năm nhuận vì chia cho 19 dư 8 theo Âm lịch.

- Năm 2023 được tính là năm nhuận vì chia cho 19 dư 9 theo Âm lịch.

5. Bảng tra cứu những năm nhuận tiếp theo

Bạn có thể tra cứu những năm nhuận theo theo qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng thống kê năm nhuận và tháng nhuận theo những năm tiếp theo theo lịch Âm

Năm nhuận theo Âm lịch

Tháng nhuận theo Âm lịch

1995

8

1998

5

2001

4

2004

2

2006

7

2009

5

2012

4

2014

9

2017

6

2020

4

2023

2

2025

6

2028

5

2031

3

6. Quy luật tính năm nhuận có thể thay đổi được không?

Quy luật tính năm nhuận có thể thay đổi được không?
Quy luật tính năm nhuận có thể thay đổi được không?

Thực tế, cho dù cách tính năm nhuận theo Dương lịch hay Âm lịch đều chỉ là những cách tính số hóa sao cho đơn giản và dễ hiểu, chứ không hoàn toàn chính xác và cố định. Bạn có thể thấy rằng, vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau.

Thế nên các ngày nhuận hay tháng nhuận có thể bị thay đổi hoặc lệch so với quy ước bởi sự biến đổi của thời tiết, khí hậu,...cùng với các yếu tố thiên văn học ngoài dự đoán. Vì vậy, con người chưa thể dự đoán chính xác cách tính năm nhuận này tồn tại bao nhiêu năm, nên quy luật tính năm nhuận vẫn có thể bị thay đổi sau nhiều năm nữa trong tương lai.

7. Ý nghĩa của ngày nhuận, năm nhuận đối với con người

- Bạn biết đấy, năm nhuận, tháng nhuận cũng như ngày nhuận không phải năm nào cũng có. Thế nên những người vô tình sinh vào ngày nhuận là 29 tháng 2 chỉ có xác suất 1/1500, là một trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp.

Do đó, người ta quan niệm rằng, những người sinh vào tháng của năm nhuận thường là những người có số phận đặc biệt. Cũng vì vậy mà thay vì được tổ chức sinh nhật hằng năm, sinh nhật của họ chỉ được diễn ra 4 năm một lần theo lịch dương, hoặc 3 năm 1 lần theo lịch âm tùy thích.

- Bên cạnh đó, ngày 29/2 còn là ngày mang ý nghĩa là ngày “Phụ nữ cầu hôn”. Bởi việc cầu hôn luôn là trọng trách của phái nam, nhưng ngày đặc biệt này thì khác. Vào ngày này, phụ nữ có thể tự do bày tỏ lời cầu hôn hoặc lời đính ước với “một nửa yêu thương” của đời mình.

- Đồng thời, ngày 29/2 cũng là ngày thế giới kỷ niệm Bệnh hiếm gặp bởi nó đều có ý nghĩa đặc biệt như nhau. Người ta tổ chức sự kiện này vào ngày 29/9 để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các chứng bệnh hiếm gặp.

- Thế vận hội Olympics với sự tham dự của các quốc gia trên thế giới cũng được tổ chức theo chu kỳ 4 năm một lần.

8. Sinh con vào tháng nhuận tốt hay hay xấu?

Nếu bạn dự định sinh con vào tháng nhuận và không biết là tốt hay xấu, thì có thể cân nhắc vì nếu em bé được chào đời vào tháng sinh này của năm nhuận sẽ có số mệnh đặc biệt một chút đấy.

Theo quan niệm của người xưa, đứa trẻ nào được sinh ra vào tháng nhuận sẽ có số mệnh vững vàng, không dễ bị lung lay trước mọi khó khăn. Theo tử vi phương Đông, những người này có sinh thần bát tự đặc biệt, nên số phận hanh thông suôn sẻ. Những bước tiến của họ vững chắc và thông minh, làm việc gì cũng có khả năng thành công cao và không dễ bị kẻ gian hãm hại.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn thông tỏ hết những kiến thức về năm nhuận cũng như cách tính năm nhuận theo cả lịch Âm và lịch Dương. Đồng thời cũng giúp bạn khám phá ra những điều thú vị vào tháng nhuận. Thế mới thấy những bí ẩn trong lĩnh vực Thiên Văn học thật thú vị phải không nào?

Đánh giá bài viết: 
Chưa có đánh giá nào