Cúng Đất đầu năm: Cách chọn ngày, Lễ vật, Nghi thức cúng
Góc Tử Vi

Cúng đất đầu năm là gì? Làm lễ cúng đất đầu năm như thế nào?

Nội dung (Ẩn/Hiện)


Người Việt từ xưa đến nay luôn coi trọng những nghi thức thờ cúng tổ tiên, thần linh và người có công với đất nước vì vậy trong một năm thường có nhiều ngày cúng giỗ khác nhau. Trong số những lễ cúng như: Cúng tất niên, cúng tổ tiên, cúng ông Công ông Táo,...ta không thể không nhắc đến lễ cúng đất đầu năm.

Vậy cúng đất đầu năm là gì? Làm lễ cúng đất đầu năm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cúng đất đầu năm là gì? Ý nghĩa của lễ cúng đất đầu năm

(Cúng đất đầu năm là gì? - Nguồn: Internet)

(Cúng đất đầu năm là gì? - Nguồn: Internet)

Theo quan niệm của người châu Á, Thổ Công là một vị thần cai quản, trông coi đất đai của gia đình. Do đó, khi đào móng, san đất, đào giếng,...ta phải làm lễ cúng để bày tỏ lòng thành kính với các vị thần. Bên cạnh đó, lễ cúng đất còn để xin thần linh luôn phù hộ cho gia đình được yên ấm.

Đây không chỉ là nghi thức để xin Thổ Công cho phép gia đình thực hiện công việc thi công, xây dựng, đào xới đất mà còn nhằm cầu mong các vong hồn chưa siêu thoát không quấy phá, giúp gia đình làm việc gì cũng suôn sẻ, thành công.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình thường nhập lễ tạ đất với lễ tạ táo do điều kiện, thời gian không cho phép.

Cúng đất đầu năm ngày nào tốt nhất?

Để chọn ngày cúng đất phù hợp cần căn cứ vào tử vi của gia chủ. Từ đó, ta chọn được ngày tốt, hướng hợp phong thủy giúp việc tiến hành lễ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Do đó, bạn nên nhờ tới các chuyên gia phong thủy để được tư vấn, giải đáp.

Thông thường, các gia đình hay làm lễ tạ đất vào ngày 23 tháng Chạp tức ngày ông Công ông Táo. Đây là ngày các vị thần sẽ lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc tốt xấu của gia đình trong năm qua.

Lễ cúng tạ đất đầu năm cần chuẩn bị gì?

 (Sắm lễ cúng đất đầu năm - Nguồn: Internet)

(Sắm lễ cúng đất đầu năm - Nguồn: Internet)

Lễ cúng tạ đất đầu năm không cần làm quá cầu kỳ, phô trương nhưng vẫn phải đầy đủ, tươm tất. Dưới đây là những vật cơ bản mà bạn cần chuẩn bị khi làm lễ.

  • Hương.
  • Mười bông hoa (hoa ngũ sắc, cúc vàng hoặc hoa hồng đỏ) chia hai bình
  • Cau ba quả, trầu ba lá,
  • Một đĩa đựng ngũ quả
  • Hai đĩa xôi trắng.

Trên bàn thờ không thể thiếu bình hoa, vậy bạn đã biết cách cắm hoa đặt bàn thờ chưa? Tìm hiểu ngay trong bài viết: Cách cắm hoa bàn thờ đơn giản, chuẩn phong thủy dành cho gia đình Việt

Lễ mặn cúng đất đầu năm

Phần lễ mặn bao gồm:

  • Gà luộc nguyên con (gà giò, gà trống thiến) hoặc một cái chân giò luộc.
  • Nước: 0,5 lít rượu trắng (với ba chén đựng rượu), mười lon bia, sáu lon nước ngọt bày hai bên bàn thờ.
  • Một bao thuốc lá,
  • Một gói chè ( một lạng/gói),
  • Bánh kẹo bày vào một đĩa to.
  • Một chén rượu
  • Một chén trà khô
  • Một chén nước
  • Một chén gạo
  • Một chén muối.

Sau khi bày xong lễ, gia chủ sẽ thắp đèn trên bàn thờ. Ở mỗi gia đình đều có sẵn đèn thờ, nếu không có thì bạn có thể dùng nến cốc thay thế. Cuối cùng, người làm lễ sẽ đọc văn khấn cúng đất đầu năm.

Vàng mã cúng đất đầu năm

(Vàng mã - Nguồn: Internet)

(Vàng mã - Nguồn: Internet)

Phần giấy cúng, vàng mã không thể thiếu khi làm lễ. Thông thường, người ta hay chuẩn bị:

  • Bộ Ngũ phương gồm: Năm ông ngựa với năm màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, tím) đi kèm năm bộ mũ áo, cờ lệnh, kiếm, roi. Trên lưng mỗi con ngựa đều đặt mười lễ tiền vàng.
  • Bộ thần linh bao gồm: Một ông ngựa đỏ to kèm theo mũ, áo hia, cờ, kiếm.
  • Cây vàng gồm: Một cây vàng hoa đỏ (1000 vàng) và một cây vàng ngũ phương.
  • Tiền vàng: Năm mươi lễ vàng tiền đựng trong một đĩa để dâng gia tiên.

Cúng tạ đất theo đạo Phật

Những người theo đạo Phật không được khuyến khích ăn mặn, sát sinh hay tổ chức linh đình. Do đó, họ sẽ làm lễ cúng bằng tụng kinh Địa Tạng, lợi lạc và lễ nghĩa.

Lễ vật bao gồm: Hoa tươi, trái cây, đồ chay (xôi, bánh bao, giò chay,...) thường được bày trên bàn thờ Phật. Cũng có người bày trên chiếc bàn để gần cửa ra vào hoặc giữa nhà.

Tiếp đến là phần đọc kinh Địa Tạng. Gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng rồi mới thắp hương, ngồi bán già và đọc kinh Địa Tạng. Trong lúc đọc kinh sẽ có nhiều chư Thiên, Long Thần, Hộ Pháp đến dự lễ do đó cần phải thực hiện nghi thức một cách thành kính, nghiêm túc thì mới được nhiều lợi lạc.

Cúng tạ đất theo đạo Phật thường khá mất thời gian vì gia chủ phải tốn khoảng ba giờ để đọc hết kinh Địa Tạng. Bù lại, các thiện thần, Thổ Công sẽ đem nhiều may mắn, bình an, sức khoẻ và tài lộc đến với gia đình.

Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tu tâm tích đức và sống hướng thiện thì mới được các thần phù trợ.

>> Mời bạn đọc tham khảo thông tin:

Đối với gia đình chỉ có một bàn thờ

(Cúng đất đầu năm - Nguồn: Internet)

(Cúng đất đầu năm - Nguồn: Internet)

Tùy theo phong tục mỗi vùng miền mà người ta đặt bàn thờ khác nhau. Có nơi đặt bàn thờ gia tiên riêng, bàn thờ Thổ Công riêng, bàn thờ bà Tổ Cô, ông Mãnh riêng. Nhưng nhiều nơi chỉ đặt một bàn thờ duy nhất trong nhà với ba bát hương thờ thần linh, gia tiên và bà Cô Tổ dòng họ.

Lễ cúng đất đầu năm sẽ được tiến hành ngay tại bàn thờ gia đình với:

  • Nhang
  • Hoa tươi (cúc vàng, hoa ngũ sắc, hoa hồng đỏ) được chia ra làm hai lọ, đặt hai bên bàn thờ.
  • Trái cây bày trên hai đĩa, ở hai bên bàn thờ
  • Xôi trắng hai đĩa to bày hai bên
  • Trầu ba lá, cau ba quả cành dài, quả đẹp
  • 0,5 lít rượu trắng kèm ba cái chén
  • Mười lon bia, sáu lon nước ngọt bày ở hai phía
  • Một bao thuốc lá, một gói chè (một lạng/gói)
  • Bánh kẹo các loại bày chung một đĩa

Những lưu ý khi làm lễ cúng đất đầu năm

Dưới đây là những điều mà bạn cần chú ý trước khi tiến hành các nghi thức trong lễ cúng để tránh xảy ra thiếu sót, làm ảnh hưởng tới buổi lễ:

  • Người làm lễ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, gọn gàng để thể hiện lòng kính trọng của mình với thần linh.
  • Đối với các gia đình cúng đất theo nghi thức đạo Phật, kinh Địa Tạng dù được chép trên giấy hay trên điện thoại đều không được đặt xuống dưới đất. Vì đó là hành động thể hiện sự bất kính với thần linh. Thay vào đó, bạn có thể đặt bài khấn lên một cái khay.
  • Khi làm lễ, bạn vẫn cần phải giữ một thái độ trang nghiêm, thành kính.
  • Theo các sư thầy, trong ngày lễ cúng thần linh thì không nên giết mổ động vật vì đó là hành vi sát sinh. Vàng mã có thể không cần chuẩn bị bởi quan trọng nhất vẫn là tấm lòng của gia chủ.

Đầu năm là khoảng thời gian diễn ra nhiều nghi thức thờ cúng, trong số đó có ngày cúng tạ đất rất quan trọng. Tìm hiểu về ngày này tại: Khám phá lễ tạ đất gồm những gì, những lễ vật không thể thiếu khi cúng lễ tạ đất

Trên đây là những gì bạn cần biết về lễ cúng tạ đất đầu năm theo phong tục của người Việt. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đều có ích với bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Đánh giá bài viết: 
No votes yet