Một trong những phong tục lâu đời của người Việt Nam là lễ cúng đất để tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai khu gia đình ở. Bạn đã biết lễ cúng đất như thế nào? Cần chú ý những gì không? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về lễ cúng đất cũng như những điều cần biết về lễ cúng đất.
1. Lễ cúng đất và ý nghĩa của việc cúng đất
1.1. Lễ cúng đất
Các cụ xưa nay luôn có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” thường để nói đến các vị thần cai quản ở từng vùng khác nhau. Thổ Công hay còn gọi là Thổ Địa, trong đó Thổ là Đất, Công là cai quản.
Thần Thổ Công chính là vị thần có nhiệm vụ cai quản, trông giữ đất đai của gia đình. Khi làm lễ cúng đất, gia chủ phải khấn thần Thổ Công để xin phép để tổ tiên của gia chủ được quy họp. Trên bàn thờ của mỗi gia đình thì bát hương ở giữa là thờ thần Thổ Công.
Chủ nhà thường làm lễ cúng đất linh đình vào ngày lễ Tết quan trọng
Vào các dịp lễ Tết quan trọng, gia chủ thường làm lễ cúng đất rất long trọng, mong các thổ thần long mạch cai quản sẽ phù hộ độ trì cho cả gia đình được thuận hòa, yên ấm, làm ăn phát đạt.
1.2. Ý nghĩa của việc cúng đất
Khi gia đình có những việc đụng chạm đến đất đai như xây dựng nhà cửa, đào ao, san lấp.., gia chủ cũng làm lễ cúng đất để xin phép các thần để thực hiện công việc xây dựng, đào xới mong mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Để biết thêm về cách cúng động thổ xây nhà chi tiết và đúng phong thủy nhất, bạn đọc vui lòng truy cập link Kinh nghiệm cúng động thổ xây nhà chuẩn bạn nhất định phải biết.
Khi động chạm đến đất đai, gia chủ cần làm lễ cúng đất để xin phép Thổ Công
Một số nơi còn quan niệm việc cúng đất nhằm mong các vong hồn chưa siêu thoát không quấy phá và các thần linh phù hộ để các thành viên trong gia đình luôn có sức khỏe tốt, thịnh vượng và tài lộc dồi dào.
Lễ cúng đất thường được làm vào đầu năm và cuối năm. Lễ cúng đất đầu năm thể hiện mong muốn của chủ nhà có một năm mới thuận lợi, đầu xuôi đuôi lọt, tấn tài tấn lộc. Lễ cúng đất ở cuối năm là chủ nhà báo cáo và tạ ơn các thần linh cũng như Thổ Công.
2. Lễ cúng đất theo đúng phong thủy
Lễ cúng đất không chỉ thể hiện lòng thành kính của chủ nhà mà còn hợp phong thủy sẽ đem lại những điều tốt lành nhất cho các thành viên của gia đình. Việc lựa chọn ngày làm lễ cúng đất cũng như phương hướng, vị trí để thực hiện cúng trọn vẹn nhất là xét theo tử vi của gia chủ.
Theo như thông lệ của nhiều gia đình Việt Nam, các gia đình sẽ làm lễ cúng tạ đất vào ngày 23 tháng chạp hay còn gọi là ngày ông Táo chầu trời. Gia chủ báo cáo các công việc của gia đình trong năm qua với Thổ Công và thần sẽ chầu Ngọc Hoàng để báo cáo lại.
Còn cúng đất đầu năm cần làm những gì và làm như thế nào, link Cúng đất đầu năm là gì? Làm lễ cúng đất đầu năm như thế nào? sẽ giải đáp thắc mắc của ban.
Việc sắm đồ cho lễ cúng đất tùy theo từng địa phương, từng điều kiện của gia đình. Có thể là lễ chay hay lễ mặn hoặc kết hợp cả hai. Một số lễ vật thông thường gồm: Hương, hoa đặt hai bên, 3 quả cau, 3 lá trầu, 1 đĩa dẹt đựng ngũ quả, 2 đĩa xôi trắng.
Ngoài ra, lễ vật cúng đất còn có 1 chén trà khô, 1 chén muối, 1 chén gạo, 1 chén nước và thuốc, bánh kẹo, chè,... được bày ra 1 đĩa lớn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm:
- Cúng Động Thổ: Lễ vật, Văn khấn, Nghi thức & Lưu ý khi cúng
- Lễ nhập trạch: Nghi thức, Văn khấn và Lưu ý khi cúng nhập trạch
3. Một số điều nên biết khi làm lễ cúng đất
Theo quan điểm của một số nhà chùa, các sư thầy không khuyến khích các gia đình cúng vàng mã vì vừa tốn kém vừa dễ gây hỏa hoạn. Nhà chùa còn khuyên người dân cần tỏ lòng thành kính và không cần tổ chức quá long trọng, không nên sát sinh nhiều gà, vịt để cúng thần linh.
Gia chủ cũng như người làm lễ cúng đất cần ăn vận sạch sẽ, trang nghiêm
Lễ cúng đất cần được chuẩn bị và làm tươm tất nhưng vẫn phải thể hiện sự thành tâm cũng như bản tính hướng thiện của gia đình với các bề trên.
Trước khi gia chủ tiến hành làm lễ cúng đất, người làm lễ cần thay rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề, lịch sự để thể hiện tấm lòng thành kính với các thần linh cũng như tổ tiên. Thái độ của người làm lễ cũng như gia chủ cần sự trang nghiêm trong khi khấn. Với bản Kinh hay giấy khấn cần đặt lên cao vừa tầm mắt nhìn, tránh để dưới đất để thể hiện sự kính trọng với các thần linh.
Ở mỗi vùng miền sẽ có quy cách cúng đất khác nhau. Như miền Bắc, người dân cúng bình thường, đồ cúng còn nguyên vẹn trước khi cúng. Còn miền Nam và người dân Hoa Kiều khi cúng đất sẽ ăn trước một miếng nhỏ trước bàn thờ Thổ Công (theo tục xưa ai cúng Thổ Công thì phải ăn trước một miếng thì Thần mới dám ăn).
Lễ cúng đất là một tín ngưỡng văn hóa lâu đời của người Việt được truyền từ đời này qua đời khác thể hiện sự tôn kính với các bậc thần linh tối cao cũng như mong muốn của người dân vào một cuộc sống xuôi chèo mát mái và gặp nhiều điều tốt đẹp.
Mỗi gia đình cần thể hiện sự thành tâm cũng như lựa chọn cúng đất sao cho hợp phong thủy nhất để được như ý. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có nhiều hiểu biết hơn về lễ cúng đất.