Nội dung (Ẩn/Hiện)
Từ xa xưa, người cổ đại đã phát minh ra nhiều phương pháp khác nhau để đo lường thời gian. Ngày nay, nhờ có sự phát triển vượt bậc của ngành viễn thông và thiên văn học con người đã phát minh ra giờ quốc tế. Bài viết này sẽ bật mí những điều thú vị về các quy ước sử dụng thời gian được áp dụng trên toàn thế giới. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết!
1. Múi giờ là gì?
(Trái Đất có dạng hình cầu và diện tích bề mặt cực lớn.)
Như chúng ta đã biết, Trái Đất có dạng hình cầu và luôn tự quay quanh trục. Điều này đã dẫn đến sự chênh lệch thời gian giữa Bán Cầu Đông và Bán Cầu Tây. Trong khi các nước ở Bán Cầu Đông đang đón ánh nắng bình minh thì các nước ở Bán Cầu Tây lại đang chìm trong đêm tối.
Sự biến đổi liên tục về thời gian giữa các vùng trên Trái Đất đã gây ra cản trở đối với sự phát triển của ngành giao thông vận tải và viễn thông. Để giải quyết vấn đề này, người ta đã phát minh ra múi giờ dựa vào các đường kinh tuyến.
2. Trên thế giới có bao nhiêu múi giờ?
Bề mặt Trái Đất được chia ra làm 24 phần bằng nhau bởi 24 đường kinh tuyến. Mỗi phần rộng 15 độ kinh tuyến sẽ ứng với một múi giờ. Vậy nên có tất cả 24 múi giờ khác nhau trên khắp thế giới.
Tất cả các đồng hồ nằm trong khu vực của một múi giờ sẽ được đồng bộ với thời gian tại đường kinh tuyến trung bình đi qua vùng đó. Sự chênh lệch thời gian giữa hai múi giờ liền kề nhau là một giờ đồng hồ.
(Trong lý thuyết, các múi giờ được phân chia theo 24 đường kinh tuyến)
Tóm lại, một múi giờ chính là một vùng trên Trái Đất. Tại đó người ta cùng sử dụng một thời gian tiêu chuẩn, thường được gọi là giờ địa phương.
Các múi giờ này sẽ được đánh số từ 0 cho đến 23. Trong đó, múi giờ số 0 được quy định là múi giờ có đường kinh tuyến trung bình đi qua đài thiên văn Greenwich tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh. Các múi giờ tiếp theo sẽ được đánh số theo chiều quay của Trái Đất.
Trên thực tế, việc phân chia các múi giờ cụ thể có thể được quy định dựa trên các thỏa ước địa phương và sự thống nhất lãnh thổ quốc gia. Đó chính là lý do dẫn đến rất nhiều trường hợp ngoại lệ trên thế giới. Chẳng hạn như, tổng thống Putin đã ra quyết định sử dụng 9 múi giờ mặc dù lãnh thổ nước Nga trải dài trên 11 múi giờ.
Thêm vào đó, múi giờ tại một số vùng sẽ được điều chỉnh theo mùa. Một số quốc gia thuộc vùng khí hậu ôn đới hoặc nằm gần vùng cực sẽ thực hiện quy ước giờ mùa hè bằng cách chỉnh thời gian sớm lên tiếng đồng hồ.
Phương pháp chuyển đổi múi giờ chuẩn xác, bạn nhất định phải biết: ''Cách chuyển đổi múi giờ và những thông tin hữu ích bạn không nên bỏ lỡ''
3. Bảng múi giờ thế giới
(Khi di chuyển giữa các vùng khác nhau trên Trái Đất bạn cần nghiên cứu trước thời gian tại điểm đến)
Để dễ dàng tra cứu giờ tại các địa điểm trên thế giới, bạn đọc có thể sử dụng bảng múi giờ thế giới sau đây.
Để xác định giờ hãy quan sát con số ở giữa ký hiệu của từng múi giờ. Chẳng hạn như:
- UTC-3:30 P (Giờ của Newfoundland và Labrador) muộn hơn so với UTC là 3 giờ 30 phút.
- UTC+4:30 D (Giờ chuẩn Afghanistan) sớm hơn UTC là 4 giờ 30 phút.
Ký hiệu | Tên | Vùng |
UTC-12 Y | Giờ chuẩn Đường đổi ngày | Chỉ dành cho các tàu thủy nằm gần Đường đổi ngày quốc tế |
UTC-11 X | Giờ chuẩn Samoa | Đảo Midway, Samoa, Niue |
UTC-10 W | Giờ chuẩn Hawaii | Hawaii, Quần đảo Cook, một phần Polynésie thuộc Pháp, một phần Alaska, Tokelau |
UTC-9:30 V |
| Một phần Polynésie thuộc Pháp (Quần đảo Marquises) |
UTC-9 V | Giờ chuẩn Alaska | Đa phần Alaska, một phần Polynésie thuộc Pháp (đảo Gambier) |
UTC-8 U | Giờ chuẩn Thái Bình Dương | Tijuana, một phần Canada, một phần Mỹ, một phần México |
UTC-7 T | Giờ chuẩn vùng núi Bắc Mỹ | Một phần Canada, một phần Mỹ |
Giờ chuẩn México 2 | Một phần México | |
Giờ chuẩn vùng núi Mỹ | Arizona | |
UTC-6 S | Giờ chuẩn vùng giữa Bắc Mỹ | Một phần Mỹ |
Giờ chuẩn Trung Canada | Một phần Canada | |
Giờ chuẩn México | Một phần México | |
Giờ chuẩn Trung Mỹ | Một phần Trung Mỹ | |
UTC-5 R | Giờ chuẩn vùng Đông Bắc Mỹ | Vùng Đông của Bắc Mỹ |
Giờ chuẩn Đông Mỹ | Một phần Mỹ | |
Giờ chuẩn Thái Bình Dương của Nam Mỹ | Haiti, một phần Trung Mỹ | |
UTC-4 Q | Giờ chuẩn Đại Tây Dương | Vùng Đông Canada |
Giờ chuẩn Tây Nam Mỹ | Một phần Đại Tây Dương, một phần Nam Mỹ, một phần Trung Mỹ, Barbados | |
Giờ chuẩn Nam Mỹ của Thái Bình Dương | Một phần Nam Mỹ | |
UTC-3:30 P | Giờ Newfoundland và Labrador | Newfoundland và Labrador của Canada |
UTC-3 P | Giờ chuẩn Đông Nam Mỹ | Đa phần Nam Mỹ, Greenland |
Giờ chuẩn Đông của Nam Mỹ | Một phần Nam Mỹ | |
Giờ chuẩn Greenland | Greenland | |
UTC-2 O | Giờ chuẩn giữa Đại Tây Dương | Một phần Brasil |
UTC-1 N | Giờ chuẩn Azores | Açores, Đảo Cabo Verde |
Giờ chuẩn Đảo Cabo Verde | Đảo Cabo Verde | |
UTC Z | Giờ chuẩn GMT | Tây Phi, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Bồ Đào Nha, một phần Tây Ban Nha |
Giờ chuẩn Greenwich | Tây Phi, một phần Bắc Phi | |
UTC+1 A | Giờ chuẩn Trung Âu | Đa phần Đông Âu |
Giờ chuẩn Roman | Pháp, Bỉ, Đan Mạch, đa phần Tây Ban Nha | |
Giờ chuẩn Tây Âu | Hà Lan, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Áo, Thụy Điển | |
Giờ chuẩn Tây Trung Phi | Tây Trung Phi | |
UTC+2 B | Giờ chuẩn Đông Âu | Bucharest |
Giờ chuẩn Ai Cập | Ai Cập | |
Giờ chuẩn Phần Lan | Phần Lan, Kiev, Riga, Sofia, Tallinn, Vilnius | |
Giờ chuẩn Hy Lạp | Hy Lạp, Istanbul, Minsk | |
Giờ chuẩn Israel | Israel | |
Giờ chuẩn Nam Phi | Harare, Pretoria | |
UTC+3 C | Giờ chuẩn Nga | Moskva, Sankt-Peterburg, Volgograd |
Giờ chuẩn Ả Rập | Kuwait, Riyadh, Iraq | |
Giờ chuẩn Đông Phi | Nairobi | |
UTC+3:30 C | Giờ chuẩn Iran | Iran |
UTC+4 D | Giờ chuẩn các nước Ả Rập | Abu Dhabi, Muscat |
Giờ chuẩn Cận Đông | Baku, Tbilisi, Yerevan | |
UTC+4:30 D | Giờ chuẩn Afghanistan | Afghanistan |
UTC+5 E | Giờ chuẩn Yekaterinburg | Yekaterinburg |
Giờ chuẩn Tây Á | Islamabad, Karachi, Tashkent | |
UTC+5:30 E | Giờ chuẩn Ấn Độ | Chennai, Kolkata, Mumbai, New Delhi |
UTC+5:45 E | Giờ chuẩn Nepal | Nepal |
UTC+6 F | Giờ chuẩn Trung Á | Nursultan, Dhaka |
Giờ chuẩn Sri Lanka | Sri Lanka | |
Giờ chuẩn Bắc Trung Á | Almaty, Novosibirsk | |
UTC+6:30 F | Giờ chuẩn Myanmar | Myanmar |
UTC+7 G | Giờ chuẩn Đông Nam Á | Thái Lan, Việt Nam |
Giờ chuẩn Bắc Á | Krasnoyarsk | |
UTC+8 H | Giờ chuẩn Trung Quốc | Trung Quốc, Hồng Kông, Ürümqi |
Giờ chuẩn Singapore | Malaysia, Singapore | |
Giờ chuẩn Indonesia | Indonesia (kể từ ngày 28/10/2012)[1] | |
Giờ chuẩn Đài Loan | Đài Loan | |
Giờ chuẩn Tây Úc | Tây Úc | |
Giờ chuẩn Đông của Bắc Á | Irkutsk, Mông Cổ | |
UTC+8:30 H | Giờ chuẩn Triều Tiên | Bình Nhưỡng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (15/8/2015 - 4/5/2018) |
UTC+8:45 H |
| Một phần Tây Úc |
UTC+9 I | Giờ chuẩn Hàn Quốc | Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên (Từ 5/5/2018) |
Giờ chuẩn Tokyo | Osaka, Sapporo, Tokyo | |
Giờ chuẩn Yakutsk | Yakutsk | |
UTC+9:30 I | Giờ chuẩn miền Trung của Úc | Darwin |
Giờ chuẩn Trung Úc | Adelaide | |
UTC+10 K | Giờ chuẩn miền Đông của Úc | Canberra, Melbourne, Sydney |
Giờ chuẩn Đông Úc | Brisbane | |
Giờ chuẩn Tasmania | Tasmania | |
Giờ chuẩn Vladivostok | Vladivostok | |
Giờ chuẩn Tây Thái Bình Dương | Guam, Port Moresby | |
UTC+10:30 K |
| Đảo Lord Howe |
UTC+11 L | Giờ chuẩn Trung Thái Bình Dương | Magadan, Đảo Solomon, Nouvelle-Calédonie |
UTC+11:30 L |
| Đảo Norfolk |
UTC+12 M | Giờ chuẩn Fiji | Fiji, Kamchatka, Quần đảo Marshall |
Giờ chuẩn New Zealand | New Zealand | |
UTC+12:45 M |
| Đảo Chatham |
UTC+13 M | Giờ chuẩn Tonga | Tonga |
UTC+14 M |
| Quần đảo Line |
(Bảng liệt kê các múi giờ trên thế giới theo UTC
4. Tìm hiểu về múi giờ thế giới
Ngày nay có rất nhiều các thuật ngữ thời gian được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Sau đây là các tiêu chuẩn thời gian mà bạn nhất định phải biết.
5. GMT và UTC
- Giờ GMT là gì?
(GMT được phát minh và sử dụng đầu tiên tại Anh Quốc)
GMT là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Greenwich Mean Time, có nghĩa là “giờ Trung bình Greenwich”. Đây chính là giờ Mặt Trời tại Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich tại Luân Đôn, nơi đường kinh tuyến số 0 đi qua.
Giờ GMT được sử dụng nhiều nhất trong ngành đường sắt và ngành hàng hải của Anh. Sự phát triển bùng nổ của nền thương mại vào cuối thế kỷ 19 đã tạo điều kiện cho người Anh truyền bá múi GMT khắp thế giới.
Theo sự tính toán theo phương trình thời gian quỹ đạo trong thiên văn học, người ta nhận ra rằng giờ GMT có thể sai lệch tới 16 phút trong một năm. Đây là hệ quả của hiện tượng Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo hình elip quanh Mặt Trời với tốc độ thay đổi trong năm.
Dù đã khắc phục bằng cách lấy trung bình giờ quanh năm và giờ GMT làm giờ Mặt Trời trung bình của năm, múi giờ này vẫn gây ra sự sai lệch thời gian nhất định. Do đó, người ta phải phát minh ra hệ thống thời gian mới chính xác hơn và đó là UTC.
- Giờ UTC là gì?
(UTC được sử dụng làm chuẩn thời gian cho nhiều thiết bị điện tử)
Tên gọi “UTC” là sự kết hợp giữa cụm từ tiếng Anh “CUT” (Coordinated Universal Time) và cụm từ tiếng Pháp “TUC” (Temps Universel Coordonné). Trong tiếng Việt, UTC thường được gọi là Giờ Phối hợp Quốc tế hoặc Thời gian Phối hợp Quốc tế.
UTC được xây dựng dựa trên nền tảng của GMT và đã được cơ quan Đo lường Quốc tế (BIPM) đề xuất làm cơ sở định vị thời gian tiêu chuẩn. Sau này, UTC còn được đổi tên gọi thành UT, tức là Universal Time – Giờ Quốc Tế. Các múi giờ trên thế giới được xác định bằng độ lệch âm hoặc dương từ UTC.
Trên thực tế, UTC là sự kết hợp giữa Giờ nguyên tử Quốc tế (TAI) và Giờ Quốc tế (UT1). TAI được xác định dựa trên hệ thống của hơn trăm đồng hồ nguyên tử được đặt tại nhiều địa điểm trên thế giới. Trong khi đó, UT1 được tính toán theo vòng quay của Trái Đất vậy nên nó còn được gọi với các tên như thời gian thiên văn hoặc thời gian Mặt Trời.
Ngày nay, UTC là hệ thống thời gian được sử dụng cho Internet và Mạng lưới toàn cầu WWW. Bên cạnh đó, UTC còn được áp dụng trong ngành hàng không, dự báo thời tiết... Các trạm vũ trụ quốc tế cũng coi UTC là tiêu chuẩn thời gian.
AM/PM
(Trái Đất tự quay quanh trục gây ra hiện tượng ngày và đêm)
Hiện tượng ngày và đêm trong một ngày đã khiến người ta nảy ra ý tưởng chia đều thời gian trong ngày thành hai chu kỳ. Điều này là tiền đề cho đồng hồ 12 giờ như ngay nay.
Theo quy ước, 24 tiếng trong một ngày sẽ được chia thành hai khoảng thời gian với hai ký hiệu là: A.M. (viết tắt của cụm từ La Tinh: Ante Meridiem – trước giữa trưa) và P.M. (viết tắt của cụm từ Post Meridiem – sau giữa trưa).
Dựa vào quy định này, các mốc 12 giờ sẽ được coi là thời điểm bắt đầu cho mỗi khoảng thời gian, tức 0 giờ. Do đó, 12 giờ trưa sẽ là 00:00 P.M., mốc xuất phát cho khoảng thời gian buổi chiều. Còn thời điểm 12 giờ đêm sẽ được coi là 00:00 A.M., mốc thời gian bắt đầu cho khoảng thời gian trước giữa trưa.
6. Lịch sử múi giờ trên Trái Đất
(Múi giờ GMT được sử dụng đầu tiên trong ngành đường sắt Anh Quốc)
Vào ngày 01/12/1847, múi giờ đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi GMT đã được người Anh áp dụng trong ngành đường sắt. Vào năm 1855, hầu hết tất cả các đồng hồ tại Vương Quốc Anh đều chỉ cùng giờ với chiếc đồng hồ được đặt tại đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Thế nhưng mãi cho đến năm 1880, giờ GMT mới được chính thức hóa trong các bộ luật.
Tuy nhiên, giờ GMT không thực sự chính xác vì Trái Đất có xu hướng quay chậm dần do tác động của lực thủy triều và Mặt Trăng. Vào ngày 01/01/1972, một hội nghị quốc tế về thời gian đã quyết định thay thế GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC). Đây là múi giờ được tính toán dựa trên hệ thống các đồng hồ nguyên tử được đặt quanh thế giới.
Tại Việt Nam, chính phủ ban hành bộ luật chính thức áp dụng múi giờ GMT +7 làm tiêu chuẩn thời gian vào ngày 08/08/1967. Theo sự thay đổi của thế giới, Việt Nam ngày nay sử dụng múi giờ UTC +7.
Sự ra đời của các múi giờ đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của nhân loại. Khi hiểu rõ các quy ước về thời gian tiêu chuẩn của thế giới, ta có thể di chuyển đến mọi quốc gia mà không bị bối rối bởi sự chênh lệch thời gian.
Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích về giờ thế giới. Cảm ơn các bạn đọc đã theo dõi bài viết!