Nội dung (Ẩn/Hiện)
Dân gian ta quan niệm rằng, phàm là những việc trọng đại thì đều cần tiến hành một cách chỉn chu, cẩn thận. Trong việc làm nhà, gác đòn dông là việc cần thiết để dựng lên một khung nhà hoàn chỉnh, được ví như đầu tàu.
Đầu tàu cần vững chãi, tránh phạm điều xấu thì ngôi nhà mới tăng cường vượng khí, cát lành. Vậy, những kiêng kỵ khi gác đòn dông là gì? Mời quý bạn đón đọc bài viết dưới đây!
Gác đòn dông là gì?
(Đòn dông là thanh ngang cao nhất trên nóc nhà)
Khi làm nhà cần dựng mái, lúc này sẽ cần đến đòn dông. Đòn dông là thanh ngang dùng để bắc lên trên nóc nhà, là cột chính giữa, đỉnh cao nhất của ngôi nhà.
Ngày xưa nhà lợp mái ngói, 3 gian nhiều thì đòn dông thường là thanh gỗ trên nóc. Ngày nay vào thời hiện đại, đòn dông có nhiều loại vật liệu hơn như thép, sắt...Tuy nhiên thì vị trí và giá trị của đòn dông vẫn giữ nguyên đối với ngôi nhà.
Khi xây dựng đến phần mái, mọi người cần tiến hành gác đòn dông, mục đích để tạo một bộ khung nhà hoàn chỉnh. Gác đòn dông lên đỉnh mái nhà, một vị trí quan trọng cần được tiến hành vào ngày lành tháng tốt, tránh phạm kiêng kỵ. Như vậy thì cuộc sống gia đạo thêm phần yên ổn, thuận buồm xuôi gió, hanh thông, cát lành.
Các kiêng kỵ khi gác đòn dông cần tránh
(Các kiêng kỵ phạm phong thuỷ cần tránh khi gác đòn dông)
Vào ngày gác đòn dông “Hay còn gọi là ngày cất nóc”, bên cạnh việc xem ngày tốt gác đòn dông, gia chủ cần tránh phạm phải những kiêng kỵ sau đây:
Gác đòn dông kiêng kỵ ngày xấu
Theo phong thuỷ, ngày xấu, giờ xấu là các sao xấu chiếu. Vào ngày này thì thần ác ngự trị sẽ làm cản trở công việc, khiến việc gác đòn dông không được suôn sẻ. Đồng thời trong những ngày này năng lượng âm nhiều, do đó mà cất nóc nhà sẽ bị hạn chế sinh khí. Những ngày xấu trong tháng đặc biệt cần tránh là:
- Ngày Hắc Đạo trong tháng: Mỗi tháng có những ngày Hắc Đạo khác nhau, trước khi gác đòn dông thì gia chủ nên xem lịch tương ứng, tránh cách ngày Hắc Đạo trong tháng
- Ngày Tam Nương: Vào các ngày 3, 7, 13, 18, 22 và ngày 27 ( Âm lịch mỗi tháng)
- Ngày Nguyệt Kỵ: Vào mùng 5, 14, 23 mỗi tháng
- Ngày Dương công kỵ nhật: Vào các ngày 13 tháng 1, 11 tháng 2, 9 tháng 3, 7 tháng 4, 5 tháng 5, 3 tháng 6, ngày 8, 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp.
- Ngày Thọ tử, như: mùng 5, ngày 14 và ngày 23 (Âm lịch)
- Ngày Xích Khẩu, ngày Không Vong, ngày Lưu Niên theo Lý Thuần Phong
Gia chủ cũng tránh chọn gác đòn dông vào các ngày trong tháng 7 (Tháng cô hồn). Theo tâm linh phong thuỷ thì tháng này nhiều âm khí, đem lại nhiều xui rủi, nên tránh làm nhà, cất nóc.
Ngoài các ngày trên, mỗi tháng sẽ có những ngày cần kiêng kỵ, đặc biệt tránh gác đòn dông. Đây là dân gian truyền lại, được ứng dụng từ đời này sang đời khác. Vào các ngày sau:
- Tháng giêng: Tránh các ngày 5,6, 17, 18, 29, 30.
- Tháng 2, tháng 3: Tránh các ngày 4, 5, 16, 17, 28, 29.
- Tháng 4: Tránh các ngày 2, 3, 14, 15, 26, 28.
- Tháng 5, tháng 6: Tránh các ngày 1, 2, 13, 14, 25, 26.
- Tháng 7: Tránh các ngày 11, 12, 23 và 24.
- Tháng 8, tháng 9: Tránh các ngày 10, 11, 22, 23.
- Tháng 10: Tránh các ngày 8, 9, 20, 21.
- Tháng 11, tháng 12: Tránh các ngày 7,8, 19, 20.
Kiêng kỵ gác đòn dông vào giờ xấu trong ngày
Khi gác đòn dông, chọn ngày đẹp tránh ngày xấu để công việc thuận lợi, cát lành. Gia chủ cũng cần chọn giờ Hoàng Đạo trong ngày, tránh các giờ xấu như: Giờ Hắc Đạo, giờ Không Vong, giờ Lưu Niên, giờ xung khắc với tuổi mệnh gia chủ...
Gác đòn dông kiêng kỵ phạm tuổi gia chủ
Bên cạnh việc tránh các ngày xấu trong tháng, gia chủ cần tránh gác đòn dông vào các ngày có tuổi, mệnh xung khắc. Cụ thể như sau:
- Thiên Can: Tránh các ngày trong bộ hình khắc Canh hình Giáp, Tân - Ất, Nhâm - Bính, Quý - Đinh, Giáp - Mậu, Ất - Kỷ, Bính - Canh, Đinh - Tân, Mậu - Nhâm, Kỷ - Quý.
- Địa Chi: Tránh các ngày trong bộ Tứ hành xung Dần - Thân - Tỵ - Hợi, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi, Tý - Ngọ - Mão - Dậu.
- Ngũ hành: Tránh các ngày có nạp âm tương khắc Thủy khắc Hỏa, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Hỏa khắc Kim.
Ví dụ: Chủ nhà tuổi 1992 Nhâm Thân, mệnh Kim khi gác đòn dông cần kiêng kỵ những ngày có Can Mậu, Địa chi trong bộ Dần - Thân - Tỵ - Hợi, nạp âm trong ngày hành Hỏa (Hỏa khắc Kim).
Kiêng đòn dông chĩa hướng sang nhà khác
Khi gác đòn dông thì cần tránh để đòn dông chĩa hướng sang kiến trúc các nhà bên cạnh. Vào lúc gác đòn dông thì hai đầu sẽ được bao tấm lụa đỏ. Đây là quan niệm phong thuỷ được đúc kết từ thời các cụ. Việc này có ý nghĩa giảm thiểu tối đa các tác động không may đến ngôi nhà mình và các nhà xung quanh.
Một số lưu ý thêm khi gác đòn dông
(Một số lưu ý cần tránh khi gác đòn dông)
Gác đòn dông là một việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với ngôi nhà. Do đó mà ngoài việc chọn ngày đẹp, kiêng kỵ ngày xấu. Gia chủ cần lưu ý đến một số việc sau đây để quá trình thi công được trọn vẹn.
- Chất liệu đòn dông là loại tốt, trơn nhẵn, khả năng chịu lực cao
- Đòn dông trước khi gác lên nóc nhà tránh để người khác bước qua, trèo lên ngồi
- Nên dùng nguyên thanh, không cắt ghép, chắp vá
- Tránh để phụ nữ có thai, người chịu tang tham gia vào việc gác đòn dông
- Kiêng kỵ trẻ nhỏ chơi xung quanh khu vực gác đòn dông
Trên đây là thông tin lich365.net chia sẻ đến quý bạn về những kiêng kỵ khi gác đòn dông cần tránh. Nếu cần gác đòn dông ngay, gia chủ có thể chọn giờ đẹp trong ngày tiến hành thi công. Hy vọng với những thông tin trên, quý bạn sẽ có một lễ gác đòn dông suôn sẻ, may mắn.
>> Xem lịch năm 2022 tra cứu ngày đẹp.
Cảm ơn quý bạn đã đón đọc bài viết!