Nội dung (Ẩn/Hiện)
Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ quan trọng nhất đối với người theo Đạo Phật. Trong những ngày lễ này, các quý Phật Tử sẽ tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa tại chùa. Để biết những nghi lễ ấy là gì, xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.
1. Lễ Phật Đản là gì, ngày mấy?
Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ quan trọng của Đạo Phật
Lễ Phật Đản được xem là ngày tưởng niệm sự kiện Đức Phật đến với nhân gian. Hoạt động này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng tư hằng năm. Tuy nhiên, ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản… thì lại tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch.
2. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Phật Đản
Ngày rằm tháng tư được xem là ngày sinh của Đức Phật
Lễ Phật Đản có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ. Theo quan niệm Phật Giáo, ngày lễ này được xem là ngày để các quý Phật Tử trên toàn thế giới có thể cùng nhau thể hiện lòng thành kính đến Đức Phật.
Theo tương truyền, ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 là ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Và tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên vào năm 1950, các phái đoàn đã thống nhất và đồng ý lấy ngày này để tổ chức buổi lễ vào hằng năm.
3. Nghi thức Đại lễ thường được tổ chức như thế nào?
Mỗi hoa đăng được thả luôn đi kèm với một điều ước ý nghĩa của mỗi Phật tử
Không riêng tại Việt Nam mà khắp nơi trên toàn thế giới cũng rất chú trọng trong công tác tổ chức ngày Lễ Phật Đản. Ngoài việc tổ chức chính thức buổi lễ tại khuôn viên chùa, các giáo hội còn thực hiện các cuộc diễu hành trên đường, thả hoa đăng trên sông, diễn văn nghệ…
Tùy theo quy mô tổ chức mà nghi thức tại các chùa sẽ khác nhau. Dưới đây là một số nghi lễ không thể thiếu trong ngày Lễ Phật Đản.
- Chào đón các Phật tử về chùa.
- Các sư thầy tiến hành làm lễ.
- Quý Phật tử cùng nhau nghe thuyết giảng từ các thiền sư.
- Mọi người cùng quây quần ăn chay tại chùa.
- Tổ chức lễ diễu hành trên đường phố.
- Tham gia thả hoa đăng trên sông.
- Thực hiện nghi thức tắm Phật.
Ngoài Lễ Phật Đản, Đạo Phật còn có những ngày lễ ý nghĩa khác xuyên suốt các mùa trong năm. Chẳng hạn như: Lễ Vu Lan, ngày Vía Quan Âm, lễ Cầu an…
4. Nên và không nên làm gì vào ngày Lễ Phật Đản
Trong ngày Lễ Phật Đản, một số hoạt động sẽ được xem là cấm kỵ. Vì vậy để không phạm phải những điều này, bạn đọc nên lưu tâm đến một số hoạt động sau đây.
Những việc nên làm trong ngày Lễ Phật Đản
Các giáo hội thường tổ chức Đại lễ ngoài trời
Dưới đây là các hoạt động mà nhiều quý Phật Tử thường hay làm trong ngày lễ trọng đại này:
- Dọn dẹp và trang trí nhà cửa, bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên…
- Hạn chế sát sinh.
- Ăn chay niệm Phật.
- Nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống từ các sư thầy.
- Cúng dường, làm công quả.
- Tham gia các hoạt động cúng lễ tại chùa.
- Thực hiện các nghi lễ tắm Phật.
- Quyên góp cho các hoàn cảnh khó khăn.
- Tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường khu phố…
Tuy nói là vậy nhưng không riêng ngày Đại lễ, ngày thường bạn đọc cũng nên thực hiện các hoạt động này. Bởi đây đơn thuần chỉ là một trong các cách để bạn thể hiện được sự thành tâm, lòng biết ơn đến công đức sinh thành dưỡng dục của ông bà tổ tiên. Ngoài ra còn giúp bạn biết cách sống chan hòa và quan tâm đến những người xung quanh hơn.
Nếu có việc bận không thể đến chùa, bạn đọc cũng không cần phải quá đặt nặng. Bởi việc thắp nhang khấn Phật là hoạt động từ tâm. Bạn có thể thành tâm cầu nguyện tại nhà hoặc về chùa vào những dịp khác, không nhất thiết phải là ngày lễ.
Một số điều cấm kỵ trong ngày Đại lễ
Ông bà ta có câu “Có kiêng có lành”. Tốt nhất trong ngày lễ này, quý Phật tử nên ghi nhớ để tránh phạm phải một số điều sau:
- Tránh để bàn thờ mất vệ sinh.
- Tránh di chuyển tượng Phật tới những nơi không trang nghiêm.
- Tránh đùa giỡn, buông lời không hay về Phật pháp.
5. Những lưu ý khi tham dự Lễ Phật Đản tại chùa
Quý Phật tử thường mặc đồ lam khi đến cửa chùa vào ngày Đại lễ
Chùa là nơi linh thiêng luôn có sự tôn nghiêm nhất định. Vì vậy, để gìn giữ nét đẹp văn hóa và không gian an yên tại chùa, quý Phật tử nên lưu tâm đến những lưu ý sau đây.
- Đến chùa phải đi vào từ hai cửa bên, không nên đi vào bằng cổng chính.
- Không để trẻ em quấy phá, nghịch ngợm nơi thờ cúng.
- Không xen ngang đứng trước mặt người đang quỳ lạy. Nên đi lùi về sau khi thắp nhang xong.
- Không dùng miệng thổi nến, hương…
- Không nhét tiền bừa bãi vào tượng Phật.
Những lời Phật dạy là ánh sáng giúp ta nhìn tỏ được mọi việc xung quanh. Còn phần còn lại sẽ phụ thuộc vào hành động của chính chúng ta. Trong cuộc sống chỉ cần bạn luôn biết cách san sẻ và hướng mình đến những điều tốt lành thì tự khắc may mắn sẽ tới.
6. Các địa điểm chùa tổ chức Lễ Phật Đản hằng năm
Hầu hết các chùa trên toàn quốc đều có hoạt động vào ngày Lễ Phật Đản
Vào ngày lễ này, hầu hết các chùa tại Việt Nam đều sẽ có các hoạt động chào mừng ngày Lễ Phật Đản. Vì vậy, bạn đọc có thể tự tìm kiếm các khuôn viên chùa gần nơi sinh sống để tiện nhất cho việc di chuyển. Dưới đây là một số địa điểm mà bạn đọc có thể tham khảo.
Danh sách chùa tại TP. Hồ Chí Minh:
- Chùa Bửu Long: 81 Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9.
- Chùa Vĩnh Nghiêm: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3.
- Chùa Hoằng Pháp: 196 Lê Lợi, Tân Thới Nhì, Hóc Môn.
- Chùa Phổ Quang: 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Quận Tân Bình.
- Chùa Pháp Hoa: 870 Trường Sa, Phường 14, Quận 3.
Danh sách chùa tại Thủ đô Hà Nội:
- Chùa Phúc Khánh: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa.
- Chùa Tăng Phúc: Số 27 Phố Thượng Thanh, Quận Long Biên.
- Chùa Bằng: Số 63 Phố Bằng Liệt, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai.
- Chùa Quán Sứ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm.
- Chùa Bồ Đề: 90 Phú Viên, Bồ Đề, Quận Long Biên.
7. Các hình ảnh hoạt động trong ngày Đại lễ
Các giáo hội tổ chức những buổi lễ diễu hành trên đường phố
Nghi thức tắm Phật là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong ngày Lễ Phật Đản
Các quý Phật tử về chùa để thắp nhang khấn Phật và nghe thuyết giảng
Thả hoa đăng là một trong những hoạt động rất ý nghĩa của ngày Đại lễ
Kết luận
Như vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu xong các thông tin về ngày Lễ Phật Đản. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thể hiểu đúng hơn về ý nghĩa của ngày Đại lễ. Từ đó tránh được việc bị lợi dụng từ những tổ chức ngoại đạo.
Chúc bạn đọc sẽ có một mùa lễ an yên và tràn đầy những điều tích cực trong ngày lễ sắp tới!