Luận giải chi tiết và cách tính ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo
Góc Tử Vi

Luận giải chi tiết và cách tính ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo

Nội dung (Ẩn/Hiện)


Theo văn hoá tâm linh, trước khi tiến hành đại sự cần xem ngày, xem giờ để mọi việc được suôn sẻ và may mắn. Trong đó, ngày đẹp nên chọn là ngày hoàng đạo, ngày xấu cần tránh là ngày hắc đạo. Vậy, vì sao lại có quan niệm trên, mời quý bạn đón đọc luận giải chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa và cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo trong bài viết dưới đây!

Nguồn gốc ngày hoàng đạo, hắc đạo

Giờ hoàng đạo

(Luận giải chi tiết ngày Hoàng Đạo, Hắc Đạo)

Theo khoa học thiên văn cổ, hoàng đạo nghĩa là quỹ đạo chuyển động của mặt trời. Khi quan sát quỹ đạo chuyển động ấy, các nhà thiên văn thấy rằng: Đường đi trong một năm của mặt trời tạo ra sự phân chia các mùa với tiết khí khác nhau. Đồng thời, mặt Trăng và rất nhiều vì sao tinh tú quay quanh quỹ đạo thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

Gắn liền với tâm linh phong thuỷ, các bậc tiền nhân quy ước Hoàng Đạo là mặt trời - Vị thần tối cao nắm quyền lực lớn nhất. Trên đường đi của thần mặt trời sẽ có các vì sao tinh tú (Hay còn gọi là các vị thần hộ mệnh) đi theo. Mỗi thần sẽ đi lo một việc thiện, ác khác nhau do thần trời giao phó.

Trong một năm 12 tháng cũng như 1 ngày 12 giờ, thần thiện và thần ác luân phiên cai quản vạn vật và con người. Vị thần tốt ngự vào giờ, ngày, tháng nào trong năm thì gọi là hoàng đạo. Ngược lại, những giờ, ngày, tháng có vị thần xấu ngự trị, giám sát thì là hắc đạo.

Ngày hoàng đạo là gì?

Ngày hoàng đạo

(Ngày Hoàng Đạo là ngày đại cát trong tháng)

Theo như trên, ngày hoàng đạo là ngày các sao tốt soi chiếu nhân gian. Vào ngày này, các vị thần thiện đem lại bình an, may mắn cho con người. Các cụ tin rằng, làm việc đại sự trong ngày này sẽ được cát lợi, thuận buồm xuôi gió. Đặc biệt là cưới xin, động thổ, nhập trạch, khai trương, thăng quan tiến chức, thi cử…

Bên cạnh đó, ngày Hoàng Đạo được ứng dụng trong xem các ngày như:

Còn theo thiên văn học cổ, ngày hoàng đạo đại diện cho ngày mặt trời đi chuẩn hướng nhất. Do đó, ngày này mang năng lượng dương cao, giúp cho mọi việc tiến hành được suôn sẻ, ít gặp trở ngại về thời tiết...

Ngày hắc đạo là gì?

Đường đi của thần ác gọi là hắc đạo. Ngày này năng lượng âm nhiều, không thích hợp làm các việc đại sự. Vào giờ, ngày mà thần sát ngự trị, làm việc gì cũng có thể bị cản trở, không được thuận lợi và may mắn.

Tính ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo như thế nào?

Cách tính ngày giờ hoàng đạo

(Cách tính ngày Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo trong tháng)

Theo tử vi cổ học phương đông, người ta chia 12 tháng trong năm thành 6 cặp. Trong mỗi cặp tháng sẽ có 4 ngày hoàng đạo và 4 ngày hắc đạo.

Tính ngày hoàng đạo

6 ngày hoàng đạo trong tháng được gọi là: Minh Đường Hoàng đạo, Kim Đường Hoàng đạo, Kim quỹ Hoàng đạo, Thanh long Hoàng đạo, Tư mệnh Hoàng đạo, Ngọc đường Hoàng đạo.

Ngày hoàng đạo được tính dựa vào quy tắc sau:

- 2 Ngày hoàng đạo đầu tiên của tháng dựa theo quy luật 12 con giáp, bắt đầu từ Tý, ngày thứ 2 sẽ là ngày Dần, tiếp theo tính cho các tháng.

Ví dụ, ngày thứ nhất của tháng 2, 7: Ngày hoàng đạo đầu tiên là Dần, ngày thứ 2 là Mão.

- Ngày hoàng đạo thứ 3 trong tháng là ngày hoàng đạo đầu tiên dịch đi 5 cung, tức là ngày Tỵ.

- Ngày hoàng đạo thứ 4 trong tháng là ngày hoàng đạo thứ hai dịch đi 6 cung, tức là ngày Ngọ.

Từ cách tính trên ta có bảng ngày hoàng đạo tương ứng với các tháng dưới đây:

Tháng âm lịch

 

Ngày hoàng đạo (Ngày tốt)

Tháng Giêng , tháng 7

Tý, Sửu, Tỵ, Mùi

Tháng 2, tháng 8

Dần, Mão, Mùi, Dậu

Tháng 3, tháng 9

Thìn, Tỵ, Dậu, Hợi

Tháng 4, tháng 10

Ngọ, Mùi, Sửu, Dậu

 

Tháng 5, tháng 11

Thân, Dậu, Sửu, Mão

Tháng 6, tháng Chạp

Tuất, Hợi, Mão, Tỵ

Tính ngày hắc đạo

Ứng với ngày hoàng đạo sẽ có các ngày hắc đạo trong tháng theo bảng sau:

Tháng âm lịch

 

Ngày hoàng đạo (Ngày tốt)

Tháng Giêng , tháng 7

Ngọ, Mão, Hợi, Dậu

Tháng 2, tháng 8

Thân, Tỵ, Sửu, Hợi

Tháng 3, tháng 9

Tuất, Mùi, Sửu, Hợi

Tháng 4, tháng 10

Tý, Dậu, Tỵ, Mão

Tháng 5, tháng 11

Dần, Hợi, Mùi, Tỵ

Tháng 6, tháng Chạp

Thìn, Sửu, Dậu, Mùi

6 ngày Hắc Đạo trong tháng được gọi là: Thiên lao hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Câu trần hắc đạo, Thiên hình hắc đạo, Huyền vũ hắc đạo, Chu tước hắc đạo.

Nếu cần xuất hành, làm việc trong đại thì bên cạnh việc tính được ngày Hoàng Đạo, Hắc Đạo trên đây, gia chủ nên tham khảo thêm giờ hoàng đạo là gì, cách tính để mọi sự càng thêm suôn sẻ, thuận lợi, may mắn.

Ý nghĩa của ngày hoàng đạo và hắc đạo

Ngày hoàng đạo hội tụ đủ các yếu tố “Thiên thời, địa lợi”, tiến hành việc trọng đại trong ngày này thì đại sự được suôn sẻ và may mắn. Ngoài ra, xem ngày hoàng đạo, tránh ngày hắc đạo giúp cho quý bạn tiến hành công việc yên tâm, nhờ đó mà kết quả đạt được tốt đẹp hơn mong đợi.

Tuy nhiên trong cuộc sống, có rất nhiều công việc cần làm gấp. Nếu không chọn được ngày hoàng đạo, quý bạn có thể chọn những ngày tốt khác như ngày đại an, ngày tốc hỷ...Trong những ngày tốt ấy có thể chọn giờ hoàng đạo tiến hành thì mọi sự tiến hành vẫn cát lợi.

Trên đây là thông tin lich365.net chia sẻ đến quý bạn về xem ngày hoàng đạo, hắc đạo trong tháng. Cách tính ngày hoàng đạo để tiến hành công việc, đại sự. Đồng thời tính được ngày hắc đạo để tránh làm việc lớn. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đọc có thể tự xem được ngày, tháng tốt xấu để ứng dụng vào cuộc sống, công việc dự định trong tương lai.

>> Xem lịch năm 2022 tra cứu ngày đẹp.

Cảm ơn quý bạn đã đón đọc bài viết!

Đánh giá bài viết: 
No votes yet
Tags âm lịch