Nội dung (Ẩn/Hiện)
Tết khai hạ hay được gọi là ngày hạ cây nêu, báo hiệu sự kết thúc của tết nguyên đán, tiễn tổ tiên về trời sau những ngày tết sum họp bên gia đình. Mọi người sẽ trở về với công việc hàng ngày.
1. Tết khai hạ có ý nghĩa như thế nào? Lễ khai hạ nhằm ngày mấy tháng giêng?
(Tất tần tật những bí mật về ngày tết khai hạ - ngày hạ cây nêu)
Từ xưa đến nay, tết khai hạ bắt đầu vào ngày mùng bảy tháng giêng theo âm lịch. Tuy nhiên, mỗi vùng có một phong tục khác nhau, lễ khai hạ có thể được tổ chức vào ngày mùng 2 hay mùng 3 âm lịch, … lễ này không nhất thiết diễn ra vào mùng bảy.
Lễ khai hạ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, đây là dịp người Việt tạ lễ Trời, Đất, Thần, Phật, Gia Tiên, … cảm ơn họ đã chứng giám cho tấm lòng thành và cùng sum họp vui vẻ bên con cháu vào những ngày tết, cầu gia đình luôn bình an, hạnh phúc và làm ăn phát đạt. Vì vậy,, tết khai hạ là một dịp không thể bỏ qua trong năm.
Giờ thế giới là gì? Xác định giờ thế giới như thế nào? Khám phá ngày bài viết sau để khám phá những bí mật ''Giờ thế giới - Cách xác định thời gian chuẩn xác bạn nhất định phải biết''
2. Lễ vật cúng khai hạ gồm những gì? Nên cúng vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
(Lễ vật cúng tết khai hạ gồm những gì? Cách chuẩn bị đầy đủ lễ vật nhất)
Lễ khai hạ không quy định phải làm vào buổi nào. Tùy vào điều kiện thời gian, gia chủ có thể sắp xếp cúng sáng hay chiều đều được.
Tùy vào mỗi gia đình, ta sẽ có những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, cần phải đáp ứng những lễ vật cơ bản như: tiền, vàng mã, bánh chưng, trầu cau, rượu, nhang, mâm ngũ quả, đĩa gạo, đĩa muối …
Lưu ý: Đây phải là những món thanh đạm, tinh khiết thì mới thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ đối với những bậc bề trên.
Ý nghĩa đặc biệt của 24 tiết khí trong năm là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá những bí mật tại bài viết ''Khám phá 24 tiết khí - Thước đo chính xác nhất cho bốn mùa trong một năm''
3. Nghi thức cúng tết khai hạ được tổ chức ra sao?
(Toàn bộ nghi thức ngày tết khai hạ được tổ chức ra sao? - Ảnh sưu tầm)
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia chủ tiến hành bày biện đầy đủ các món ở ngoài trời, sau đó tiến hành thắp hương và vái lạy.
Những thức ăn này chỉ được phép hạ xuống khi nhang đã tàn. Khi hương còn một phần, gia chủ cần thực hiện hóa tiền, vàng trước khi hạ thức ăn. Khi hóa tiền vàng cần thực hiện theo thứ tự: Gia thần trước, gia tiên sau, theo thứ tự từ trên xuống dưới.
4. Văn khấn tết khai hạ cho gia chủ
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy:
- Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
- Ngài... đương niên hành khiển năm... ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần. (Mỗi năm một hành khiển khác nhau, như năm Tân Sửu 2021 là Triệu Vương Hành Khiển).
- Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mùng... tháng Giêng năm... chúng con là... hiện cư ngụ tại số nhà... khu phố... phường... thành phố...
Tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật, dâng lên trước án, kính cẩn tâu trình: Nay tiệc xuân đã hết, Nguyên Đán đã qua, chúng con xin lễ tạ Tôn thần cho phép rước âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin các ngài lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì cho gia đình được mọi sự tốt lành, con cháu bình an, gia đạo hưng thịnh.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính xin được chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Black Friday là gì? Vì sao đây được gọi là ngày thứ 6 đen tối? Tất cả đã được bật mí tại bài viết ''Black Friday là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về ngày thứ 6 đen tối''
Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian để tìm hiểu bài viết. Những chủ đề hấp dẫn sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên, mời các bạn cùng đón đọc.