Tết Trùng Cửu - Nguồn gốc, Ý nghĩa & Việc nên làm
Góc Tử Vi

Tết Trùng Cửu - Nguồn gốc, ý nghĩa và những việc nên làm

Nội dung (Ẩn/Hiện)


Theo phong tục tập quán, tết Trùng Cửu là ngày tết cổ xưa của dân tộc ta. Hay còn gọi là ngày tết hoa cúc, ngày lễ dành cho những người cao tuổi.

Nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của ngày này ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngày tết Trùng Cửu.

1. Tết Trùng Cửu là ngày bao nhiêu?

Tết Trùng Cửu

(Tết Trùng Cửu)

Tết Trùng Cửu có tên gọi khác là tết Trùng Dương, diễn ra vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm. Đây là ngày tết có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào nước ta vào thời nhà Đường.  Tuy nhiên, do mâu thuẫn dân tộc nên tập tục này không được hòa nhập hoàn toàn mà được cải biến và dần trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.

2. Giải nghĩa tên gọi tết Trùng Cửu

Theo tiếng Hán thì trùng nghĩa là sự lặp lại, cửu là số 9 đại diện cho sự vĩnh cửu, trường tồn. Như vậy, tên gọi Trùng Cửu có ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ của con người. Thông qua ngày lễ, những người con hiếu thảo thể hiện tấm lòng biết ơn và kính trọng đối với cha mẹ già, ông bà của mình.

Ngoài ra, tết Trùng Cửu còn được gọi là Từ Thanh, tức là “tạm biệt tấm thảm cỏ xanh”. Bởi đây là ngày có tiết trời đẹp nhất trong năm, thời gian cuối của mùa thu hoạch. Sau ngày này, trời sẽ bắt đầu chuyển lạnh, cây cối dần úa tàn để chuẩn bị đón ngày đông chí. Vì vậy, mọi người thường tranh thủ thời gian này đi du lịch và thưởng ngoạn cảnh vật bên người thân và gia đình.

3. Sự tích, nguồn gốc của tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu được biết đến và lưu truyền qua nhiều sự tích khác nhau. Trong đó có hai bản vẫn luôn được truyền miệng nhiều nhất về ngày tết Trùng Cửu.

Sự tích về ngày tết Trùng Cửu

(Sự tích về ngày tết Trùng Cửu)

Theo “Tục Tề hài ký”: Vào cuối đời nhà Hán, chàng trai tên Hoàng Cảnh được sư phụ Phí Trường Phòng cảnh báo rằng gia đình anh ta sẽ gặp đại nạn trong ngày 9 tháng 9 âm lịch. Họ phải rời lên núi cao, mang theo túi đỏ đựng hạt tiêu, uống rượu hoa cúc thì mới thoát được kiếp nạn. Đúng như lời cảnh báo, hôm đó dịch bệnh hoành hành, gia cầm khắp nơi chết hết. Nhờ làm theo lời sư phụ nên gia đình Hoàng Cảnh đã tránh được đại nạn.

Về sau cứ ngày 9 tháng 9 âm lịch, người ta thường lên núi, uống rượu hoa cúc cầu may mắn, bình an. Dần dần đã trở thành phong tục và người dân gọi đây là ngày tết Trùng Cửu.

Cuốn “Phong Thổ Ký” lại cho rằng: Vào đời nhà Hạ, để trừng trị tội ác của vua Kiệt nên Thượng Đế đã tạo một trận đại hồng thủy nhấn chìm mọi thứ. Đất nước rơi vào cảnh lâm nguy, người chết khắp nơi. Người dân phải leo nên núi mới tránh được kiếp nạn. Ngày trị phạt này xảy ra vào ngày 9 tháng 9 âm lịch.

Từ đó về sau, cứ đến ngày này người dân thường lên núi tránh nạn, cầu bình an. Đến thời nhà Đường, ngày 9 tháng 9 âm lịch đã trở thành ngày tết Trùng Cửu.

4. Tết Trùng Cửu 2021 diễn ra vào ngày nào?

Theo lịch vạn niên, năm nay tết Trùng Cửu sẽ rơi vào thứ 5 ngày 14/10/2021 dương lịch. Tuy không diễn ra vào cuối tuần, nhưng bạn có thể sắp xếp thời gian để sum vầy bên bữa cơm gia đình. Đây cũng là cách rất tốt giúp bạn thể hiện tình cảm và hâm nóng bầu không khí gia đình.

5. Những nét đẹp phong tục trong ngày tết Trùng Cửu

Như một nét đẹp trong phong tục Việt, mọi người thường cầu may và tham gia các hoạt động trong dịp lễ tết. Có thể kể đến một số hoạt động thường diễn ra trong ngày này như:

Phong tục leo núi thưởng ngoạn phong cảnh

Mọi người thường leo núi trong ngày tết Trùng Cửu

(Mọi người thường leo núi trong ngày tết Trùng Cửu)

Nhân dịp tết Trùng Cửu mọi người thường leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh bên người thân và gia đình. Thời tiết lúc này rất thích hợp cho những chuyến đi, vừa giúp ta cải thiện cải thiện sức khỏe, đồng thời khiến tâm trạng tốt hơn.

Phong tục ngắm hoa cúc và uống rượu hoa cúc

Vào ngày này mọi người thường uống rượu hoa cúc

(Vào ngày này mọi người thường uống rượu hoa cúc)

Hoa cúc thường nở rộ, bền và lâu tàn trong dịp tết Trùng Cửu. Vì vậy, hoa cúc được xem là loài hoa tượng trưng cho ngày tết này.

Theo phong thủy, hoa cúc có tác dụng xua đuổi điềm xui, tránh bệnh tật. Ngoài ra, hoa cúc còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe như tiêu độc, mát gan, hạ nhiệt, ... Chính vì vậy, mọi người thường uống rượu hoa cúc trong ngày tết Trùng Cửu với mong muốn cầu bình an, may mắn cũng như bảo vệ sức khỏe.

Phong tục giắt lá thù du

Giắt thù du trên áo mang lại may mắn trong tết Trùng Cửu

(Giắt thù du trên áo mang lại may mắn trong tết Trùng Cửu)

Người xưa cho rằng, lá thù du có công dụng trừ tà, giảm những điều xui xẻo. Vì vậy trong ngày tết Trùng Cửu, mọi người thường giắt lá phù du mang theo bên mình để cầu may mắn, bình an.

6. Làm gì để nhận được nhiều may mắn trong ngày tết Trùng Cửu?

Tết Trùng Cửu tuy không phổ biến ở Việt Nam nhưng đây cũng là dịp để mọi người làm những điều ý nghĩa. Chẳng hạn như:

Hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ

Tết Trùng Cửu là dịp giúp bạn thể hiện tình cảm và sự biết ơn đối với ông bà, bố mẹ. Tự tay pha tách trà hoa cúc dâng tặng những đấng sinh thành là món quà ý nghĩa trong ngày này. Việc quan tâm chăm sóc mọi người sẽ giúp tâm trạng ta thoải mái để đón nhận nguồn năng lượng tích cực, may mắn trong cuộc sống.

Mua vàng trong ngày tết Trùng Cửu

Theo quan niệm xưa, mua vàng trong tết Trùng Cửu cũng sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc. Giống như ngày Thần Tài, bạn có thể mua một ít vàng để cầu may mắn, thịnh vượng cho gia đình.

Xem thêm ngày vía thần tài để cầu tài lộc, may mắn tại: ''Vía Thần Tài là ngày nào? Nên cúng gì vào ngày này để rước tài lộc vào nhà?''

Hy vọng với những thông tin mà bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngày tết Trùng Cửu và ý nghĩa thực sự của ngày lễ này. Đừng quên theo dõi website để cập nhập những bài viết mới nhất nhé!

Đánh giá bài viết: 
Chưa có đánh giá nào