Nội dung (Ẩn/Hiện)
Tết trung nguyên là ngày rằm tháng bảy. Đây là một trong những dịp lễ tết quan trọng nhất trong năm. Ngoài tết trung nguyên còn có tết nguyên tiêu (rằm tháng giêng) và tết hạ tiêu (rằm tháng chạp). Tết trung nguyên hay còn gọi là ngày Vu Lan báo hiếu, bắt nguồn từ một câu chuyện cảm động về đạo làm con.
1. Tết trung nguyên là ngày gì?
Tết Trung Nguyên ở Việt Nam
2. Tết Trung nguyên được tổ chức vào ngày nào?
Tết Trung nguyên được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm. Ngày tết này bắt nguồn từ người Hán và được du nhập vào Việt Nam và một số nước châu Á như: Nhật Bản, Lào, Campuchia, Myanmar,...
3. Truyền thuyết về ngày tết Trung nguyên
Truyền thuyết về ngày Vu lan báo hiếu.
Tương truyền lại rằng, bà Thanh Đề, mẹ của Bồ tát Mục Kiền Liên là một người phụ nữ độc ác. Bà không những không tu tâm tích đức mà còn buông lời khiếm nhã xúc phạm chư Tăng nên lúc chết bị đày xuống địa ngục làm con ma đói.
Là một người con hiếu thảo, Bồ tát không kìm lòng trước cảnh mẹ chịu tội, ông đã tìm đến Đức phật và thỉnh cầu. Thấy được tấm lòng của Bồ tát Mục Kiền Liên, Đức phật đã dạy ông một cách đó là nhờ sự hợp sức của chư tăng mười phương, sắm lễ và cúng vào ngày rằm tháng 7.
Bồ tát Mục Kiền Liên đã làm theo lời Phật dạy và cứu được mẹ. Kể từ đó, ngày rằm tháng 7, tết Trung nguyên hay còn gọi là ngày Vu lan báo hiếu ra đời..
4. Ý nghĩa của ngày tết trung nguyên
Qua truyền thuyết Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ đã thức tỉnh đạo lý báo hiếu cha mẹ của biết bao người con, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Tết trung nguyên thể hiện tính cộng đồng, tính nhân văn, tính giáo dục sâu sắc và ý nghĩa. Hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng 7, dù ai đi ngược về xuôi cũng sắp xếp thời gian, trở về đoàn tụ cùng gia đình bên mâm cơm ấm áp.
Đây cũng là dịp để những người làm con, thể hiện tình cảm kính trọng, biết ơn với ông bà, tổ tiên và cha mẹ - những người có công sinh thành, dưỡng dục. Con người có tổ có tông, sống đạo lý, có như thế mới hạnh phúc, an nhiên.
Xem thêm: "Kiêng kỵ tháng cô hồn những điều nên tránh"
5. Những hoạt động vào ngày tết Trung nguyên
Tết Trung Nguyên là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ.
Giống ngày tết Nguyên đán, trong ngày Tết Trung nguyên, thường mỗi nhà sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng lên tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất.
Vào ngày này, chúng ta nên ăn chay và đến chùa thắp hương, lễ bái thần phật. Ngồi nghe sư giảng giáo lý nhà Phật, thấu hiểu về đạo lý làm người, làm con. Cầu mong những người đã khuất được an nghỉ, những người còn sống luôn mạnh khỏe, sống tốt đời đẹp đạo, hưởng phúc cùng con cháu.
Ngoài ra, trong ngày rằm tháng 7, một số gia đình còn làm nghi thức phóng sinh. Đây là một tục lệ thể hiện tấm lòng từ bi hỷ xả. Có ý nghĩa tạo phúc cho bản thân, con cháu trong gia đình. Vừa giúp cho người già thêm tuổi, thêm lộc, gia đình luôn hòa thuận, gắn bó và ấm cúng.
6. Cách thắp lễ cúng dịp Tết trung nguyên
Mâm cúng Tết Trung nguyên ở Việt Nam
Lễ cúng gia tiên
Vào ngày rằm tháng 7, mỗi gia đình thường làm mâm cơm cúng gia tiên. Trong mâm cơm cúng thường có xôi, gà, món xào, món canh, đĩa giò. Ngoài ra, còn có thêm hương hoa, tiền vàng và trầu cau.
Cúng gia tiên là mâm cúng cho những người đã khuất trong gia đình, họ tộc. Tùy vào điều kiện gia đình, mỗi nhà có thể mua thêm tiền vàng, quần áo, ngựa giấy,... với ý nghĩa cúng cho người dưới âm có cuộc sống đầy đủ.
Lễ cúng Phật
Mâm cúng Phật đầy đủ, chu đáo gồm có: Hương, hoa quả, tiền vàng, trầu cau và rượu trắng.
Lễ cúng chúng sinh
Chuẩn bị: Hoa quả, gạo trắng, muối trắng, trứng luộc, tiền vàng, bánh kẹo và cháo trắng,... Cúng chúng sinh, người ta thường cúng đồ chay, không cúng đồ mặn.
Ngoài ra, gia chủ có thể chuẩn bị thêm chim, cá,... để phóng sinh tạo phúc đức.
7. Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ cúng ngày Tết Trung Nguyên
Khi thắp lễ, các lễ phải được chuẩn bị đầy đủ và để riêng biệt. Mâm cúng Phật để bên trên. Kê một bàn nhỏ, để mâm cúng gia tiên bên dưới. Mâm cúng phóng sinh để dưới nền, có thể cúng trong nhà hoặc ngoài trời.
Khi cúng Tết, người cúng và các thành viên trong gia đình phải tắm rửa sạch sẽ. Trang phục lịch sử, chỉnh tề và đơn giản.
Chú ý lời khấn phải rõ ràng, lành mạch. Thể hiện thái độ, tấm lòng thành kính, biết ơn và trân trọng.
Xem thêm: "Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?"
8. Quà tặng ngày tết Trung nguyên
Mâm cơm đoàn viên
Tết Trung Nguyên là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên, ông bà và bố mẹ của mình.
Ngoài việc thắp cúng tổ tiên, thần Phật. Những người làm con có thể mua tặng ông bà, bố mẹ, những người thân yêu của mình những món quà như quần áo, trang sức, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe,... Hoặc tổ chức những bữa ăn đoàn viên, ấm áp tình thân.
Đây sẽ là những món quà về mặt tinh thần hết sức ý nghĩa. Động viên ông bà, bố mẹ sống vui, sống khỏe cùng con cháu. Con cháu cũng vì thế mà sống trọn đạo để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn!