Thiên Can, Địa Chi Là Gì? Cách Xác Định Thiên Can, Địa Chi
Góc Tử Vi

Thiên can, địa chi là gì? Cách xác định thiên can, địa chi

Nội dung (Ẩn/Hiện)


Thiên can, địa chi là hai yếu tố vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua trong phong thủy. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của mỗi người. Vậy thiên can, địa cụ thể là gì, ý nghĩa ra sao? Nguồn gốc can chi bắt nguồn từ đâu?

Để tìm được lời giải đáp chuẩn xác nhất cho những câu hỏi trên, bạn đọc đừng vội bỏ lỡ nội dung bài viết sau. 

Thiên can, địa chi là gì?

Thiên Can Địa Chi là gì?

(Thiên can và địa chi còn được biết đến là can chi)

Thiên can và địa chi hay được còn được gọi ngắn gọn là can chi. Từ xa xưa, con người thường sử dụng thiên can để ghi nhớ ngày, còn dùng địa chi để ghi chép lại tháng.

Riêng về thiên can sẽ được tính toán dựa theo 5 hành kết hợp trong quy luật âm dương bao gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và cuối cùng là Quý. Trong dãy thiên can đã liệt kê trên thì vị trí lẻ (Giáp - Bính - Mậu - Canh - Nhâm) sẽ thuộc can dương. Ngược lại vị trí chẵn (Ất - Đinh - Tân - Kỷ - Quý) sẽ là cân âm.

Bên cạnh đó, trong 10 can sẽ có những cặp tương hợp và tương khắc:

  • Gồm 5 cặp tương hợp: Giáp - Kỷ, Ất - Canh, Tân - Bính, Đinh - Nhâm, Mậu - Quý.
  • Gồm 10 cặp tương khắc: Canh - Giáp, Bính - Canh, Kỷ - Quý, Ất - Kỷ, Nhâm - Bính, Mậu - Nhâm, Giáp - Mậu, Quý - Đinh, Đinh - Tân, Tân - Ất.

Ngoài ra, thiên can còn được phân chia theo ngũ hành, phương vị, bốn mùa:

  • Các cặp thiên can thuộc ngũ hành: Tân cùng Canh thuộc Kim, Giáp cùng Ất thuộc Mộc, Nhâm cùng Quý thuộc Thủy, Bính và Đinh thuộc Hỏa, Mậu và Kỷ thuộc Thổ.
  • Các cặp thiên can thuộc phương vị: Giáp cùng Ất thuộc Đông, Canh cùng Tân thuộc Tây, Bính cùng Đinh thuộc Nam, Nhâm và Quý thuộc Bắc, sau cùng Mậu và Kỷ sẽ thuộc Trung ương.
  • Các cặp thiên can thuộc bốn mùa: Giáp cùng Ất thuộc mùa Xuân, Bính cùng Đinh thuộc mùa Hạ, Canh và Tân thuộc mùa Thu, Nhâm và Quý thuộc mùa Đông, cuối cùng cặp Mậu và Kỷ thuộc tứ quý.

Xét về địa chi thì đây chính là 12 con giáp, chúng bao gồm: Tý - Sửu - Dần- Mão- Thìn - Tỵ - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi. Tương tự thiên can, thì 12 chi cũng chia thành chi dương (vị trí lẻ) và chi âm (vị trí chẵn).

Thêm vào đó, địa chi còn được phân chia theo nhiều yếu tố, sau đây là một số nhóm điển hình:

  • Các cặp - nhóm địa chi thuộc ngũ hành: Thân - Dậu sẽ thuộc Kim, Dần - Mão sẽ thuộc Mộc, Hợi - Tý sẽ thuộc Thủy, Tỵ - Ngọ sẽ thuộc Hỏa, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thuộc Thổ.
  • Các cặp - nhóm địa chi thuộc phương vị: Dần - Mão sẽ thuộc Đông, Thân - Dậu sẽ thuộc Tây, Tỵ - Ngọ sẽ thuộc Nam, Hợi - Tý sẽ thuộc Bắc, cuối cùng Thìn - Tuất - Sửu - Mùi sẽ thuộc thổ bốn phương.
  • Các cặp địa chi lục hợp: Tý - Sửu, Dần - Hợi, Mão - Tuất, Thìn - Dậu, Tỵ - Thân, Ngọ - Mùi.
  • Bộ ba địa chi tam hợp: Dần - Ngọ - Tuất, Hợi - Mão - Mùi, Thân - Tý - Thìn, Tỵ - Dậu - Sửu.
  • Bộ ba đại chi tam hội: Thân - Dậu - Tuất thuộc phương Tây Kim, Dần - Mão - Thìn thuộc phương Đông Mộc, Hợi - Tý - Sửu thuộc phương Bắc Thủy, Tỵ - Ngọ - Mùi thuộc phương Nam Hỏa.
  • Các cặp địa chi lục xung: Tý - Ngọ, Sửu - Mùi, Tỵ - Hợi, Mão - Dậu, Dần  - Thân, Thìn - Tuất.
  • Các cặp địa chi tương hình: Dần - Tỵ, Tỵ -Thân, Thân - Thân (vô ơn chi hình); Mùi - Sửu, Sửu - Tuất, Tuất - Mùi (trì thế chi hình); Tý - Mão, Mão - Tý (vô lễ chi hình); Thìn - Thìn, Ngọ - Ngọ, Dậu - Dậu, Hợi - Hợi (tự hình).
  • Các cặp địa chi tương phá: Tý - Dậu, Tuất - Mùi, Ngọ - Mão, Thìn - Sửu, Thân - Tỵ, Dần - Hợi.
  • Các cặp địa chi tương hại: Tý - Mùi, Dậu - Tuất, Sửu - Ngọ, Thân - Hợi, Dần - Tỵ, Mão - Thìn.
  • Các nhóm địa chi tứ hành xung: Dần - Thân - Tỵ - Hợi, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi, Tý - Ngọ - Mão - Dậu.

Bên cạnh đó, để biết thêm những thông tin chi tiết  về các nhóm tứ hành xung, bạn đọc đừng vội bỏ qua bài viết: "Tứ hành xung là gì? Tìm hiểu về tứ hành xung"

Nguồn gốc của thiên can và địa chỉ

Thiên Can địa chi

(Thiên can và địa chi được ra đời như thế nào?)

Trước đây, nhiều người thường tận dụng thiên can và địa chi làm công cụ để xác định thời gian. Cụ thể họ dùng can chi để tính giờ, ngày, tháng và năm. Những nhà khảo cổ học đã chỉ ra rằng, thiên can và địa chi đã được dùng từ thời nhà Thương. Không những thế người Trung Hoa thời xa xưa còn tận dụng can chi để dự đoán vận mệnh tương lai.

Nhiều người quan niệm rằng, can chi có thể suy đoán được số mệnh, nhân duyên, cũng như con đường công danh sự nghiệp của một người. Bên cạnh đó, một số người đã biết dùng can chi trên bàn tay để tính toán các mốc thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cối.

Họ sẽ chia thiên can và địa chi thành 2 phần âm - dương:

  • Phần dương: Chỉ khoảng thời gian từ lúc cây cỏ sinh sôi phát triển trên mặt đất cho đến giai đoạn chúng dần héo tàn.
  • Phần âm: Chỉ thời kỳ cây cối ươm mầm, bắt đầu nảy nở bên trong lòng đất, sinh trưởng cho đến giai đoạn trở về lại với mặt đất.

Ý nghĩa của 10 thiên can và 12 địa chi

Thiên Can Địa Chi

(Thiên can và địa chi mang những ý nghĩa ra sao?)

Có thể nhiều người chưa biết, 10 can và 12 chi được thiết lập dựa trên sự nhận thức từ những đặc điểm có được của mặt trời và mặt trăng. Mặt trời sẽ đại diện cho phần dương, mặt trăng biểu thị cho đất là âm. Từ đó, họ dùng thiên can để chi phối trời, ngược lại sử dụng địa chi để phối cho đất. Thiên can và địa chi đều mang những ý nghĩa riêng biệt:

Đầu tiên, chúng ta sẽ phân tích ý nghĩa của 10 thiên can:

  • Giáp: Đại diện cho sự mở đầu, có thể hiểu đơn giản là thời điểm vạn vật bắt đầu chia tách ra, khởi nguồn cho sự sống.
  • Ất: Có thể hiểu là kéo, giai đoạn vạn vật sinh sôi, nảy mầm
  • Bính: Tức chỉ sự đột ngột, lúc này vạn vật đến thời kỳ nhô ra khỏi mặt đất.
  • Đinh: Biểu thị cho sự mạnh mẽ, vạn vật trong quá trình sinh trưởng tươi tốt.
  • Mậu: Được hiểu là sự rậm rạp, lúc này vạn vật phát triển phồn thịnh, xanh tốt.
  • Kỷ: Đại diện cho sự ghi nhớ, vạn vật tiến đến giai đoạn có hình thù để nhận diện, phân biệt rõ ràng.
  • Canh: Có thể hình dung là sự chắc lại, có nghĩa vạn vật bắt đầu có những kết quả tốt.
  • Tân: Biểu thị cho sợ mới, giai đoạn vạn vật bước vào thời điểm thu hoạch.
  • Nhâm: Được hiểu là sự gánh vác, lúc này dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật.
  • Quý: Tức là đo, vạn vật trong thời điểm này có thể đo lường được.

Tiếp đến, bạn có thể tham khảo qua ý nghĩa chi tiết của 12 địa chi:

Thiên Can Địa Chi

(10 can và 12 chi sẽ mang những ý nghĩa riêng biệt)

  • : Đại diện cho sự tu bổ nuôi dưỡng, có thể hiểu đây là khởi nguồn để vạn vật sinh sôi nảy nở dựa vào dương khí.
  • Sửu: Tức là sự kết lại, lúc này mầm non bắt đầu phát triển và lớn lên mỗi ngày.
  • Dần: Đây là sự đổi đời, dẫn dắt, giai đoạn này là thời điểm các mầm non vừa mới hé chồi đã dần vươn lên mặt đất.
  • Mão: Biểu thị cho sự đội, có thể hiểu đơn giản là vạn vật nứt khỏi mặt đất để trồi lên trên.
  • Thìn: Tức là sự chấn động, lúc này vạn vật đi đến giai đoạn phát triển và trải qua nhiều biến động.
  • Tỵ: Đại diện cho sự bắt đầu, thời điểm này vạn vật đã có khởi đầu mới.
  • Ngọ: Được hiểu là sự tỏa ra, giai đoạn vạn vật bắt đầu tươi tốt, mọc cành lá.
  • Mùi: Tức là sự ám muội, lúc này đã xuất hiện khí âm, vạn vật cũng dần yếu đi.
  • Thân: Tức là thân thể, thời kỳ vạn vật phát triển, trưởng thành.
  • Dậu: Đại diện cho sự già nua, thời điểm vạn vật dần già đi.
  • Tuất: Được hiểu là sự diệt, lúc này vạn vật dần suy yếu và diệt vong.
  • Hợi: Đại diện cho hạt, vạn vật lại quay về giai đoạn hình thành hạt cứng.

Bảng thiên can địa chi theo giờ, năm

 

Thiên Can Địa Chi

(Có thể tận dụng can chi để xác định giờ và năm)

Như đã đề cập ở những phần trên, thì chúng ta có thể dựa vào thiên can và địa chi để xác định các mốc giờ, ngày trong tháng, tháng trong năm và các năm liên tiếp nhau. Để hiểu rõ hơn về cách tính giờ và năm theo can chi, quý bạn có thể xem thêm thông tin có trong 2 bảng sau:

Bảng 1: Thiên can và địa chi theo giờ

STT

Giờ theo can chi

Giờ

1

Giờ Tý

23 giờ - 1 giờ

2

Giờ Sửu

1 giờ - 3 giờ

3

Giờ Dần

3 giờ - 5 giờ

4

Giờ Mão

5 giờ - 7 giờ

5

Giờ Thìn

7 giờ - 9 giờ

6

Giờ Tỵ

9 giờ - 11 giờ

7

Giờ Ngọ

11 giờ - 13 giờ

8

Giờ Mùi

13 giờ - 15 giờ

9

Giờ Thân

15 giờ - 17 giờ

10

Giờ Dậu

17 giờ - 19 giờ

11

Giờ Tuất

19 giờ - 21 giờ

12

Giờ Hợi

21 giờ - 23 giờ

 

Bảng 2: Thiên can và địa chi theo năm

Năm

Thiên can

1 - 10

11 - 20

21 - 30

31 - 40

41 - 50

51 - 60

Giáp

Giáp Tý

Giáp Tuất

Giáp Thân

Giáp Ngọ

Giáp Thìn

Giáp Dần

Ất

Ất Sửu

Ất Hợi

Ất Dậu

Ất Mùi

Ất Tỵ

Ất Mão

Bính

Bính Dần

Bính Tý

Bính Tuất

Bính Thân

Bính Ngọ

Bính Thìn

Đinh

Đinh Mão

Đinh Sửu

Đinh Hợi

Đinh Dậu

Đinh Mùi

Đinh Tỵ

Mậu

Mậu Thìn

Mậu Dần

Mậu Tý

Mậu Tuất

Mậu Thân

Mậu Ngọ

Kỷ

Kỷ Tỵ

Kỷ Mão

Kỷ Sửu

Kỷ Hợi

Kỷ Dậu

Kỷ Mùi

Canh

Canh Ngọ

Canh Thìn

Canh Dần

Canh Tý

Canh Tuất

Canh Thân

Tân

Tân Mùi

Tân Tỵ

Tân Mão

Tân Sửu

Tân Hợi

Tân Dậu

Nhâm

Nhâm Thân

Nhâm Ngọ

Nhâm Thìn

Nhâm Dần

Nhâm Tý

Nhâm Tuất

Quý

Quý Dậu

Quý Mùi

Quý Tỵ

Quý Mão

Quý Sửu

Quý Hợi

Giải mã quan hệ can chi ngũ hành

 

Thiên Can Địa Chi và ngũ hành

(Thiên can và địa chi có mối quan hệ mật thiết dựa theo ngũ hành)

Theo quy luật Âm Dương

Trong phong thủy thiên can và địa chi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng được phân chia dựa theo quy luật âm dương. Phần lớn âm chi sẽ phối hợp cùng âm can, đồng thời dương chi sẽ đi chung với dương can.

Sau đây là sự phân chia chi tiết 10 can và 12 chi theo âm dương:

  • Giáp - Ất cùng chung hành Mộc, trong đó Giáp thuộc can dương còn Ất thuộc can âm.
  • Bính - Đinh cùng chung hành Hỏa, nhưng Bính sẽ thuộc can dương, ngược lại Đinh sẽ thuộc can âm.
  • Mậu - Kỷ cùng chung hành Thổ, trong đó Mậu thuộc can dương còn Kỷ thuộc can âm.
  • Canh - Tân cùng chung hành Kim, tuy nhiên Canh sẽ thuộc can dương còn Tân sẽ thuộc can âm.
  • Nhâm - Quý cùng chung hành Thủy, nhưng Nhâm sẽ thuộc can dương còn Quý lại thuộc can âm.
  • Dần - Mão cùng chung hành Mộc, nhưng Dần thuộc chi dương còn Mão thuộc chi âm.
  • Tỵ - Ngọ cùng chung hành Hỏa, tuy nhiên Tý thuộc can dương còn Tỵ sẽ thuộc chi âm.
  • Thân - Dậu cùng chung hành Kim, nhưng Thân thì thuộc chi dương còn Dậu sẽ thuộc chi âm.
  • Tý - Hợi cùng chung hành Thủy, trong đó Tý thuộc chi dương còn Hợi sẽ thuộc chi âm.
  • Tuất - Thìn - Sửu - Mùi cùng chung hành Thổ, tuy nhiên Thìn - Tuất đều thuộc chi dương còn Sửu - Mùi lại thuộc chi âm.

Theo quy luật ngũ hành

Thiên Can Địa Chi

(Can chi đại diện cho nhiều yếu tố trong cuộc sống)

Thuộc tính can chi đại diện cho các hành

Dựa theo ngũ hành thì thiên can và địa chi sẽ đại diện lần lượt cho các hành sau:

  • Dần - Mão - Giáp - Ất sẽ thuộc hành Mộc
  • Tỵ - Ngọ - Bính - Đinh sẽ thuộc hành Hỏa
  • Thân - Dậu - Canh - Tân sẽ thuộc hành Kim
  • Hợi - Tý - Nhâm - Quý sẽ thuộc hành Thủy
  • Thìn - Sửu - Tuất - Mùi - Mậu - Kỷ sẽ thuộc hành Thổ

Thuộc tính can chi phân theo màu sắc

Tương tự các hành, 10 can và 12 chi cũng sẽ phân theo các màu sắc riêng biệt:

  • Dần - Mão - Giáp - Ất là Mộc nên biểu thị cho màu xanh lá
  • Tỵ - Ngọ - Bính - Đinh là Hỏa nên biểu thị cho màu đỏ
  • Thân - Dậu - Canh - Tân là Kim nên biểu thị cho màu trắng
  • Hợi - Tý - Nhâm - Quý  là Thủy nên biểu thị cho màu đen
  • Thìn - Sửu - Tuất - Mùi - Mậu - Kỷ là Thổ nên biểu thị cho màu vàng

Can chi đại diện cho các cơ quan trong cơ thể con người

Không chỉ đại diện cho các hành, màu sắc thiên can và địa chi còn biểu thị cho các cơ quan trong cơ thể con người:

  • Dần - Mão - Giáp - Ất là Mộc sẽ đại diện cho: Gan, đầu, vai, ngón tay, thần kinh,...
  • Tỵ - Ngọ - Bính - Đinh là Hỏa sẽ đại diện cho: Tim, răng, mắt, ruột non, lưỡi,...
  • Thân - Dậu - Canh - Tân là Kim sẽ đại diện cho: Máu, ngực, gân, phổi, ruột già,...
  • Hợi - Tý - Nhâm - Quý  là Thủy sẽ đại diện cho: Đầu, hệ tiêu hóa, thận, tử cung, bàng quang,...
  • Thìn - Sửu - Tuất - Mùi - Mậu - Kỷ là Thổ sẽ đại diện cho: Sườn, gan, bụng, dạ dày, sườn,...

Xác định can chi theo hướng

Chúng ta có thể tận dụng thiên can và địa chi để tính toán, xác định các hướng:

  • Dần - Mão - Giáp - Ất là Mộc biểu thị cho hướng Đông
  • Tỵ - Ngọ - Bính - Đinh là Hỏa biểu thị cho hướng Nam
  • Thân - Dậu - Canh - Tân là Kim biểu thị chi hướng Tây
  • Hợi - Tý - Nhâm - Quý  là Thủy biểu thị cho hướng Bắc
  • Mậu - Kỷ biểu thị cho trung tâm
  • Thìn biểu thị cho hướng Đông Nam
  • Tuất biểu thị cho hướng Tây Bắc
  • Sửu biểu thị cho hướng Đông Bắc
  • Mùi biểu thị cho hướng Tây Nam

Khám phá nghề nghiệp phù hợp từng can chi

Dựa vào đặc điểm, tính chất của từng thiên can và địa chi chúng ta cũng có thể tìm được nghề nghiệp phù hợp cho mỗi can chi:

  • Dần - Mão - Giáp - Ất là Mộc sẽ thích hợp với những ngành nghề: Đóng thuyền, dệt may, trồng cây cảnh, chăm sóc vườn, thợ mộc,...
  • Tỵ - Ngọ - Bính - Đinh là Hỏa sẽ thích hợp với những ngành nghề: Sản xuất thuốc súng, chế biến cao su, nghiên cứu quang điện, luyện kim,...
  • Thân - Dậu - Canh - Tân là Kim sẽ thích hợp với những ngành nghề: Kinh doanh vàng bạc, nghiên cứu hóa học, sản xuất máy móc,...
  • Hợi - Tý - Nhâm - Quý  là Thủy sẽ thích hợp với những ngành nghề: Giao thông vận tải, kinh doanh, chăn nuôi thủy hải sản, hướng dẫn viên du lịch, phục vụ khách sạn,...
  • Thìn - Sửu - Tuất - Mùi - Mậu - Kỷ là Thổ sẽ thích hợp với những ngành nghề: Xây dựng, trồng trọt và chăn nuôi, nghiên cứu đồ cổ, buôn đồ gốm,...

Bài viết trên chứa đựng những thông tin chi tiết nhất về thiên can và địa chi. Chúng tôi hy vọng qua nội dung bài viết, quý bạn có thể tìm được cho mình các thông tin hữu ích cũng như giải đáp được những thắc mắc của bản thân.

Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết!

Đánh giá bài viết: 
Chưa có đánh giá nào
Tags xem tuổi