Vía Thần Tài là ngày nào? Nên cúng để đón tài rước lộc?
Góc Tử Vi

Vía Thần Tài là ngày nào? Nên cúng gì vào ngày này để rước tài lộc vào nhà?

Nội dung (Ẩn/Hiện)


Hằng năm, cứ vào mùng 10 âm lịch thì dân tộc người Việt và người Hoa lại có phong tục cúng Vía Thần Tài. Vào ngày này, mọi người thường chuẩn bị nhiều lễ vật đa dạng, phong phú và cũng không kém phần tâm linh trong đó.

Hãy cùng tìm hiểu xem Vía Thần Tài là ngày nào, nên cúng gì vào ngày này để rước tài lộc dồi dào vào nhà. 

1. Vía Thần Tài là ngày nào?

Vía Thần Tài là ngày nào?
Vía Thần Tài là ngày nào?

Vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Đây cũng chính là ngày mà người dân đổ xô đi mua vàng và cúng lễ thịnh soạn, nhằm cầu tài lộc cho cả năm.

Vào năm 2021, ngày Vía Thần Tài sẽ rơi vào ngày 21/2 Dương lịch (tức Mùng 10 tháng Giêng Âm lịch). Từ sáng sớm, mọi người sẽ đi chùa cầu may, cúng mâm lễ tại nhà và đặc biệt là nghi thức mua vàng chiêu lộc. Do đó, thường xảy ra tình trạng đầu ngày giá vàng bị đẩy lên khá cao, và nhanh chóng hạ nhiệt vào cuối ngày.

2. Nguồn gốc của ngày vía Thần Tài

Nguồn gốc của ngày vía Thần Tài bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa được người dân lưu truyền lại. Chuyện kể rằng, nhân gian xưa nay vốn không có Thần Tài, duy chỉ có vị Thần nắm quyền cai quản tiền bạc và tài lộc trên trời.

Một hôm nọ, Thần Tài do uống rượu say khướt nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá và không biết gì nữa. Mọi người nhìn thấy dáng vẻ lạ lùng của vị Thần này không biết nên tưởng là diễn viên hát tuồng, xúm lại lột hết áo mũ của ông.

Thần Tài do không nhớ gì nên đã lang thang dưới trần gian, đi khắp nơi xin ăn. Có một chủ quán nọ thấy ông tội nghiệp nên mời vào ăn. Không ngờ sau khi Thần Tài ăn xong, quán của người đó liền đông khách đến lạ lùng. Chủ quán đối diện thấy vậy cũng mời Thần Tài qua ăn và quán ăn của người ấy cũng trở nên giàu có vì đông khách.

Tuy nhiên, một thời gian sau, Thần Tài vì đi lang thang khắp nơi, không tắm rửa, người ngợm bẩn thỉu, hôi hám, đến gõ cửa một quán ăn nhưng lại bị chủ quán vì sợ mà đuổi Thần Tài đi. Ngay lập tức quán ăn của người đó trở nên vắng khách, công việc kinh doanh càng ngày càng xuống dốc, đến mức phá sản.

Cũng vì vậy, mà ngày nay người ta thường dùng câu “Thần Tài gõ cửa” để chỉ những người may mắn, có phúc khí, đến ăn quán nào thì quán đó đông khách hơn hoặc mua đồ ở đâu thì chỗ ấy liền bán đắt hơn thường ngày.

Sau đó, người dân ở vùng liền dẫn ông lại nơi mà họ đã bán quần áo của ông. Thần Tài mặc lại quần áo thì nhớ ra tất cả và bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Từ đó, người dân tôn kính, lập bàn thờ, miếu thờ Thần Tài và cúng Vía Thần Tài ngày 10/1 hàng năm.

3. Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài
Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

Ý nghĩa rõ ràng nhất vào ngày Vía Thần Tài chính là cầu tài lộc, may mắn cho cả năm, mọi chuyện hanh thông, suôn sẻ. Bên cạnh đó, người ta còn thờ Thần Tài để mang phúc khí và vượng khí đến cho cả gia đình.

Cũng có tương truyền, những ai bị oan ức đều sẽ đến cầu Thần Tài giúp đỡ, Thế nên, mọi người thờ Thần Tài với hy vọng mọi việc trong cuộc sống đều rộng mở, tránh kẻ gian hãm hại, chịu thiệt thòi, uất ức.

Ngoài ra, ngày Vía Thần Tài còn là ngày để người ta cầu mong bình an, sức khỏe, rũ bỏ ôn dịch và tiêu trừ bệnh tật cho cả năm.

Tượng thờ Thần Tài cũng được thiết kế với tướng mạo phúc hậu, tươi tắn, tràn ngập phúc khí với bộ râu đen dài, gương mặt luôn tươi cười rạng rỡ, quần áo màu đỏ, dát vàng, tay cầm đỉnh vàng.

4. Nên làm gì vào ngày vía Thần Tài?

Cũng từ những truyền thuyết về Thần Tài mà người ta lập ra nhiều phong tục và hoạt động trong ngày này. Mặc dù ngày Vía Thần Tài của người Hoa sẽ có những thứ khác với người Việt, nhưng vẫn có một số nét văn hóa chung vẫn được giữ gìn đến tận bây giờ:

Làm lễ đón Thần Tài

Thực hiện lễ đón Thần Tài là việc không thể thiếu vào ngày Vía Thần Tài. Bởi theo quy luật đất trời, sau khi hết năm vị thần cũ hết nhiệm kỳ bay về trời thì sẽ có vị thần khác bắt đầu nhiệm kỳ mới.

Do đó, bên cạnh ngày tiễn ông Táo về trời và ngày rước ông Táo về, thì ngày Vía Thần Tài cũng như vậy. Người dân sẽ làm lễ cúng để tiễn Thần Tài cũ về trời và nghênh đón Thần Tài mới an vị tại bàn thờ.

Bạn cũng nên nhớ rằng trước khi làm lễ rước Thần Tài thì nên lau dọn bàn thờ thật sạch sẽ để thể hiện sự tôn kính và thành tâm.

Mua vàng để tích trữ và cầu tài lộc cho cả năm

Theo quan niệm xưa, đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài chính là nghi thức cầu may mắn và tài lộc cho cả năm. Nên mọi người tin rằng, nếu muốn tiền bạc rủng rỉnh, công việc làm ăn may mắn, thuận lợi, tránh gặp kẻ gian hãm hại. lừa gạt thì nên mua vàng tích trữ đúng vào mùng 10 tháng Giêng để tạo vượng khí cho cả năm.

Ngoài mua vàng, người dân còn chú trọng đến những món đồ mang tính phong thủy như Cóc ngậm tiền, Mèo Thần Tài vẫy tay chiêu tài lộc, vòng đá phong thủy,...

5. Nên cúng gì vào ngày vía Thần Tài để rước tài lộc vào nhà?

Nên cúng gì vào ngày vía Thần Tài để rước tài lộc vào nhà?
Nên cúng gì vào ngày vía Thần Tài để rước tài lộc vào nhà?

Nếu bạn vẫn chưa biết nên bày mâm cúng lễ đúng chuẩn như thế nào trong ngày Vía Thần Tài thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Đồ lễ các ngày cúng Thần Tài trong năm

Đồ lễ cúng Thần Tài không khó để tìm mua tại các cửa hàng chuyên bán đồ cúng Tết, bạn có thể tự sắm một bộ đồ lễ cúng Vía Thần Tài đầy đủ bao gồm:

- Nến (đèn cầy).

- Hương (nhang).

- 3 chung nước.

- 3 chung rượu trắng.

- Gạo (nên cúng gạo tẻ).

- Tiền vàng mã.

- Muối hột trắng.

- Thuốc lá.

- Bộ tam sên gồm: 3 quả trứng luộc, một miếng thịt heo luộc to phải có đủ thịt nạc và mỡ, 3 con tôm luộc.

- Hoa tươi, bạn có thể mua hoa cúc hoặc hoa đồng tiền hay hoa sống đời.

- Một vài tờ tiền lẻ.

- Đĩa bánh kẹo.

- Trầu cau gồm 1 quả trầu, 1 quả cau, 1 lá trầu, vôi.

- Xôi đậu xanh.

- Cá lóc nướng hoặc heo quay (không bắt buộc).

Cách bày trí mâm lễ cúng vía Thần Tài

Bạn nên để muối, gạo, nước và rượu trắng ở chính giữa trước bàn thờ Thần Tài. Sau đó bày trí các món còn lại đều xung quanh. Thắp hương lên bát nhang và khấn xin thành tâm, hoặc đọc theo văn khấn Vía Thần Tài.

Bên cạnh đó, có nhiều gia đình sẽ đặt thêm mâm ngũ quả và các vật phẩm phong thủy kế bên bàn thờ Thần Tài để thu hút thêm vượng khí, cầu buôn may bán đắt cả năm.

6. Những điều kiêng kỵ vào ngày Vía Thần Tài

Những điều kiêng kỵ vào ngày Vía Thần Tài
Những điều kiêng kỵ vào ngày Vía Thần Tài

Bất kỳ ngày lễ nào cũng có việc nên làm và việc không nên làm để tránh phản tác dụng, gây xui xẻo cho gia chủ. Một số điều kiêng kỵ trong ngày Vía Thần Tài mà bạn cần biết:

- Không nên bỏ qua việc vệ sinh ban thờ. Bởi lau sạch tượng Thần Tài được xem như hành động tẩy uế, thể hiện sự tôn trọng đối với thần linh.

- Không nên vứt gạo muối cúng lung tung. Ông bà xưa cho rằng, gạo muối đại diện cho tiền bạc, của cải, nếu vương vãi ra đường xem như mang hết tài lộc ra đường, là điều không may.

- Không chia sẻ lộc cúng cho người ngoài. Bạn nên tránh việc chia sẻ bánh kẹo sau khi cúng cho người khác, vì điều đó giống như đem một phần tài lộc của mình ra ngoài, dễ dẫn đến thất thoát tài sản, hao tài tốn của.

- Không nên hất rượu và nước cúng ra ngoài. Thay vào đó, bạn nên đứng ngoài cửa và hất rượu với nước cúng ngược vào trong nhà với hàm ý mang tài lộc vào nhà.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của ngày Vía Thần Tài. Hy vọng qua những kiến thức trên, bạn sẽ biết cách cúng Vía Thần Tài đúng chuẩn để nhận được nhiều may mắn và rước tài lộc dồi dào vào nhà cả năm nhé!

Đánh giá bài viết: 
No votes yet