Ngày ông Công ông Táo về trời là ngày nào? Nên cúng gì?
Góc Tử Vi

Khám phá những điều thú vị ngày ông Công ông Táo về chầu trời

Nội dung (Ẩn/Hiện)


Ngày ông Công ông Táo về trời là ngày 23 tháng Chạp, đây cũng là thời điểm kết thúc một năm. Vậy ngày này có ý nghĩa gì? Diễn ra những hoạt động gì?

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những câu chuyện xoay quanh ngày ông Công ông Táo về trời nhé!

1. Năm 2021, ngày ông Công ông Táo về trời vào ngày nào Dương lịch?

Ngày ông Công ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp (Âm Lịch) hàng năm.

Năm 2021, ngày ông Công ông Táo vào Thứ 3, ngày 25/01/2022 (Dương Lịch).

Năm 2021, ngày 23 tháng Chạp là ngày hiếm gặp từ trước tới nay. Vì ngày này trùng với ngày Lập Xuân 4/2/2021.

Mời bạn đọc tra cứu thêm chức năng lịch vạn niên để biết thêm thông tin chi tiết về giờ đẹp trong ngày 23 tháng Chạp.

2. Tại sao người Việt tiễn ông Công ông Táo về trời

Thông thường, theo phong tục tập quán nước ta sẽ lấy ngày 23 tháng Chạp là ngày làm lễ tiễn chung ông Công và ông Táo về chầu trời. Đây được coi là một nghi lễ quan trọng nhất vào dịp cuối năm, dân gian còn gọi là tết ông Công ông Táo.

Ngày cúng bái ông Công ông Táo là ngày nào?

(Ảnh: Ngày cúng bái ông Công ông Táo là ngày nào?)

Người ta quan niệm rằng, cứ vào đúng ngày 23 tháng Chạp là ông Công ông Táo lên Thiên Đình báo cáo lại tất cả những việc của mỗi gia đình. Bao gồm cả việc tốt và việc làm chưa tốt trong năm vừa qua để ông trời định đoạt công tội và thưởng phạt.

Hơn nữa, dân gian tin rằng các vị Táo còn giúp mỗi gia đình có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của ma quỷ, giữ bình yên và an lành cho mọi người.

Chính vì vậy mà người ta thường lấy ngày 23 tháng chạp làm lễ cúng bái các vị Táo nhằm cảm ơn và mong muốn các vị thần khi lên chầu nói tốt về gia đình mình với Ngọc Hoàng.

Bạn còn biết những ngày lễ nào khác của nước ta không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết các ngày lễ trong năm của Việt Nam để hiểu rõ hơn truyền thống đất nước nhé!

3. Những hoạt động của người Việt trong ngày 23 tháng Chạp

Các hoạt động trong ngày 23 tháng Chạp của người Việt giống như một nét văn hóa truyền thống được thực hiện hàng năm. Cụ thể:

Làm nghi thức cúng lễ tiễn ông Công ông Táo về trời

Các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng để thể hiện lòng thành kính của mình với các vị thần, tổ tiên. Mâm cúng được chuẩn bị thành tâm, không cầu kỳ. Sau đó các thành viên trong nhà sẽ quây quần để cùng nhau ăn uống.

Cúng lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời như thế nào? Lễ vật, bài cúng,.. Mời bạn đọc xem thêm: "Bài cúng ông Công ông Táo theo văn khấn Cổ Truyền".

Thả cá chép

Thả cá chép ngày ông Công ông Táo về trời

(Thả cá chép ngày ông Công ông Táo về trời)

Người xưa cho rằng cá chép là phương tiện đi lại của ông Công ông Táo. Ở miền Bắc, người dân thường lấy cá chép sống đem thả xuống sông hoặc hồ cạnh nhà. Còn người dân miền Nam thường dùng cá chép giấy rồi đem đi đốt hơn.

Nấu nhiều món ngon

Nhiều nhà còn nấu thêm xôi và chè cúng ông Công ông Táo để các ông lên chầu giọng ngọt và trong trẻo hơn. Hoặc hơn nữa, họ còn làm thêm mâm cơm mặn hoặc mâm cơm chay để bày tỏ lòng thành với các vị Táo.

Mời bạn đọc xem thêm: "Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?"

Những lưu ý cần tránh khi cúng bái ông Công ông Táo

(Ảnh: Những lưu ý cần tránh khi cúng bái ông Công ông Táo)

Bạn có tò mò những ngày nào được nghỉ lễ vào năm 2021 hay không? Truy cập bài viết lịch nghỉ lễ 2021 để nắm rõ những ngày nghỉ để lên lịch đi chơi nhé!

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về món ăn hay được dùng trong ngày lễ Tết Hàn Thực tại: ''Tết Hàn Thực - Tìm hiểu từ A đến Z về ngày 03/03  Âm lịch''

4. Ông Công ông Táo bắt đầu từ đâu?

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau câu chuyện về nguồn gốc của ông Công ông Táo. Chuyện kể rằng, Thị Nhi có người chồng tên là Trọng Cao. Họ sinh sống hòa thuận với nhau nhưng mãi mà không có được đứa con.

Khám phá những điều thú vị ngày ông Công ông Táo

(Ảnh: Khám phá những điều thú vị ngày ông Công ông Táo)

Chính vì vậy mà lâu dần 2 vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn, tranh cãi. Một ngày nọ, chỉ vì xích mích nhỏ mà Cao đã đánh đập và đuổi Nhi đi khiến cô phải tha hương cầu thực tới một nơi khác.

Nào ngờ, Nhi gặp được và phải lòng một anh chàng tên là Phạm Lang. Còn Trọng Cao sau khi nguôi giận thì cảm thấy vô cùng hối lỗi nên đi lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày qua ngày, Trọng Cao trở thành kẻ ăn xin do hết lương thực và tiền. Không ngờ có một ngày Cao lại xin ăn đúng nhà của Thị Nhi. Lúc ấy, Phạm Lang đi vắng.

Nàng đã nể tình chồng cũ mà mời Trọng Cao ăn một bữa cơm thịnh soạn. Khi đang ăn thì Phạm Lang trở về, Thị Nhi sợ chồng hiểu lầm không đáng nên đã dấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn.

Nào ngờ đêm ấy, Phạm Lang đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng lúa. Thị Nhi thấy cháy vội lao vào nhằm cứu Trọng Cao. Thấy vợ mình nhảy vào lửa, Phạm Lan cũng nhảy vào cứu khiến cả 3 cùng chết thảm.

Ông trời thấy họ là những người sống có tình có nghĩa nên đã phong cho họ làm vua Bếp. Chàng Phạm Lang được ông trời giao cho chức coi việc nhà bếp, Trọng Cao được phong làm Thổ Địa trông coi căn nhà còn Thị Nhi cai quản việc bếp núc.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về những nghi lễ, món ăn cúng bái ngày Tết Đoan Ngọ tại: ''Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Khám phá những điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ''

Kết Luận

Bài viết đã đưa ra những điều cần biết về ngày tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích áp dụng vào đời sống.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Đánh giá bài viết: 
Chưa có đánh giá nào