Hướng dẫn cúng Ông Công Ông Táo rước tài đón lộc cả năm
Góc Tử Vi

Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo giúp gia chủ rước tài đón lộc suốt cả năm

Nội dung (Ẩn/Hiện)


Cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm, người ta sẽ làm lễ cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Đây là phong tục có liên quan tới sự bình an, thịnh vượng của gia đình. Cần chuẩn bị những lễ vật gì? Bắt buộc phải làm gì trong lễ cúng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này, hãy cùng theo dõi!

Ông Công, ông Táo là ai?

(Theo quan niệm dân gian của người Việt, bếp được cho là nơi trú ngụ của Táo Quân)

(Theo quan niệm dân gian của người Việt, bếp được cho là nơi trú ngụ của Táo Quân)

Ông Công, ông Táo (hay còn có tên gọi là Táo Quân) là những cách nói dân gian để chỉ ba vị thần chuyên cai quản mọi việc trong nhà của con người dưới trần gian. Sở dĩ người Việt có cách gọi chung cho cả ba vị thần như vậy bởi nguyên nhân là vì thuyết tam vị nhất thế (thuyết Ba Ngôi) xuất hiện trong các tín ngưỡng tôn giáo.

Táo Quân thực chất có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ trong Lão Giáo của Trung Quốc. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân gồm “hai ông một bà”, cụ thể là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp Núc.

Ông đầu rau- hiện vật văn hóa của người Việt cổ, được cho là đại diện của ba vị thần này trong mọi ngôi nhà của người phàm. Người ta tạo ra các ông đầu rau bằng cách gọt đẽo 3 hòn đất sét khô thành hình dáng như những con ếch đang ngồi chụm đầu vào nhau. Những hòn đất này được đặt quanh đống lửa tạo thành thế “kiềng ba chân” để đỡ chiếc nồi khi nấu nướng. Ngày nay, loại bếp truyền thống này chỉ được tìm thấy tại các vùng nông thôn.

Trong tâm thức của người Việt, bếp là nơi linh thiêng, có quan hệ mật thiết tới tài lộc, hạnh phúc và may mắn của gia đình. Căn bếp luôn tràn đầy mùi thức ăn thơm phức là minh chứng cho thấy gia chủ có cuộc sống sung túc, ấm no. Ngọn lửa ấm áp luôn bùng cháy tạo ra nguồn vượng khí khiến gia đạo luôn hòa thuận, êm ấm. Người ta cho rằng, nếu như 1 trong 3 ông đầu rau bị đổ hoặc nứt vỡ thì sẽ có điều không may đến với gia đình.

Ý nghĩa ngày 23 tháng Chạp - Tại sao phong tục cúng ông Công ông Táo quan trọng?

(Mâm cỗ cúng phải thật thịnh soạn để bày tỏ sự tôn kính với Ông Công, Ông Táo)

(Mâm cỗ cúng phải thật thịnh soạn để bày tỏ sự tôn kính với Ông Công, Ông Táo)

Người xưa quan niệm rằng Ông Táo luôn ở trong bếp của mỗi gia đình nên biết tường tận mọi chuyện tốt xấu của mọi người. Cứ đến 23 tháng Chạp (tức 23 tháng Mười Hai âm lịch), các vị thần này sẽ trở về thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng tất cả sự kiện xảy ra dưới hạ giới trong năm vừa qua.

Vậy nên, người ta làm lễ cúng thịnh soạn để tiễn Ông Táo về trời với mong muốn họ sẽ tâu những điều tốt việc thiện với Ngọc Hoàng và sẽ báo cáo nhẹ đi những chuyện làm không đúng đắn của gia chủ. Nhờ đó, gia đình có thể tránh được sự trừng phạt và được Ngọc Hoàng ban thêm nhiều phúc lộc trong năm mới.

Ông Táo có trách nhiệm trông coi mọi hoạt động của gia chủ từ đó định đoạt phước báu, tài lộc, vận may của gia đình trong suốt cả một năm. Ngoài ra, vị thần này cũng sẽ bảo vệ ngôi nhà khỏi sự xâm phạm của tà ma, ác quỷ.

Chính vì vậy, ông bà ta bày tỏ lòng tôn kính với Ông Táo, hy vọng rằng các vị thần này sẽ giữ “bếp lửa” gia đình luôn ấm cúng và nồng nhiệt. Tập tục thờ cúng Ông Táo mang ý nghĩa mong cầu sự thịnh vượng, bình yên cho gia đình. Lễ tiễn Táo Quân về trời cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum họp, quây quần để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán sắp đến.

Lễ cúng giao thừa cũng là một trong những phong tục phổ biến vào dịp cuối năm, xem thêm tại: Bài cúng giao thừa cho gia chủ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Lễ vật chuẩn bị cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa tâm linh quan trọng nên các lễ vật và mâm cỗ phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, tươm tất.

Lễ vật

(Cá chép đỏ là phương tiện giúp Táo Quân lên chầu trời)

(Cá chép đỏ là phương tiện giúp Táo Quân lên chầu trời)

Ngoài tiền âm phủ, lễ vật cúng Táo Quân nhất định phải có phần vàng mã đặc biệt bao gồm: Mũ thổ công, áo quan, hia và tiền vàng thỏi. Hai bộ vàng mã dành cho đàn ông và một bộ dành cho đàn bà. Đôi khi, người ta có thể tiết kiệm và đơn giản nghi lễ bằng cách chỉ cúng tượng trưng một mũ cho Ông Táo kèm theo áo và đôi hia làm bằng giấy.

Bộ vàng mã dành cho Táo Quân được tạo hình và trang trí cầu kỳ bởi giấy màu, dây kim tuyến sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo, hia sẽ thay đổi tùy theo ngũ hành của mỗi năm, mỗi hành lại có một màu sắc riêng biệt. Cụ thể là:

Vãng mã nên được bày bên cạnh mâm cỗ cúng khi tiến hành nghi lễ. Sau khi hương đã tàn, cũng là lúc nghi lễ kết thúc thì gia chủ phải mang hết tất cả vàng mã đi đốt rồi thả tro tàn trôi sông.

Ngoài ra, người ta thường cúng cá chép để Táo Quân có phương tiện bay về thiên đình. Bởi lẽ theo quan niệm dân gian, chỉ loài cá này mới có khả biến thành rồng để đưa các vị thần về chầu trời.

Mỗi vùng miền lại có tập tục cúng cá chép khác nhau. Các gia đình ngoài Bắc luôn chuẩn bị ba con cá chép đỏ còn sống, thả trong bát nước sạch và đem cúng cùng với các đồ lễ khác. Khi cúng lễ xong, người dân sẽ thả những con cá chép này ra sông, hồ, ao... với ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay” cá chép hóa rồng”. Nghi lễ này tượng trưng cho sự thăng hoa, tinh thần kiên cường vượt qua mọi gian lao, khó khăn. Phóng sinh cá chép cũng là việc thiện giúp gia chủ tích đức tạo phước để có thêm nhiều may mắn trong năm mới.

Người dân miền Trung thường cúng một con ngựa làm bằng giấy để tiễn Táo Quân. Tại miền Nam, lễ vật được giản lược đi chỉ còn bộ mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Hoa tươi cũng là lễ vật giúp nghi lễ thêm phần trang trọng, xem thêm tại: Cách cắm hoa bàn thờ bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, thần linh.

Mâm cúng cỗ

(Gà trống luộc là món bắt buộc phải chuẩn bị khi cúng ông Công ông Táo)

(Gà trống luộc là món bắt buộc phải chuẩn bị khi cúng ông Công ông Táo)

Trong lễ cúng ông Công ông Táo, người ta phải chuẩn bị mâm cỗ mặn thịnh soạn. Các món ăn có thể thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình nhưng nhất định phải có những món như gà trống luộc, xôi, giò chả, món canh nấu nấm hoặc măng, nem rán. Thêm vào đó cũng cần thêm một chén gạo, một chén muối, rượu và trầu cau.

Các gia đình khá giả có thể chuẩn bị thêm những món ngọt như chè hoa cau, chè trôi nước, các loại bánh trái để mâm cỗ thêm đầy đủ và ngon mắt.

=>> Tìm hiểu thêm:

Văn khấn cúng ông Công ông Táo cổ truyền Việt Nam

(Đọc đúng bài văn khấn là rất quan trọng khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo)

(Đọc đúng bài văn khấn là rất quan trọng khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo)

Bài cúng ông Công ông Táo số 1

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT!

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân! Tín chủ con là: [Họ và tên của người khấn]

Ngụ tại: [Địa chỉ nhà của người khấn]

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo.

Bài cúng ông Công ông Táo số 2

Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - (NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: Ngụ tại:

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào?

(Lễ cúng Táo Quân phải được tiến hành vào giờ lành để gia chủ nhận được nhiều phúc lộc)

(Lễ cúng Táo Quân phải được tiến hành vào giờ lành để gia chủ nhận được nhiều phúc lộc)

Không phải giờ nào trong ngày 23 tháng Chạp cũng có thể bày lễ cúng ông Công ông Táo. Nghi lễ phải được tiến hành vào giờ lành thì gia đình mới được an khang thịnh vượng.

Theo kinh nghiệm từ xưa đến nay, khoảng thời gian tốt nhất để cúng Táo Quân là tối ngày 22 và sang ngày 23 tháng Chạp. Nghi lễ nên được tiến hành và kết thúc trước giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) bởi vì đây là thời khắc các vị thần phải quy tụ về thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng. Trong khoảng thời gian tốt lành này, các gia đình nên cố gắng sắp xếp thời gian để cúng ông Công ông Táo.

=>> Giờ lành để cúng tất niên, xem thêm tại: Cúng tất niên cuối năm cho gia chủ.

Sự tích ông Công ông Táo

(Bộ đồ vàng mã luôn được chuẩn bị cho hai ông một bà đúng như trong truyền thuyết)

(Bộ đồ vàng mã luôn được chuẩn bị cho hai ông một bà đúng như trong truyền thuyết)

Tại Việt Nam, sự tích Táo Quân đã được truyền miệng trong dân gian rất lâu trước khi được ghi chép lại, vậy nên câu chuyện này sẽ có nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên, cốt truyện vẫn sẽ có những nội dung chính như sau:

Trọng Cao lấy một cô gái tên Thị Nhi về làm vợ nhưng một thời gian dài vẫn chưa có con, hai vợ chồng lúc nào cũng buồn phiền, cãi cọ với nhau. Một hôm, Trọng Cao lỡ tay đánh vợ trong cơn tức giận khiến Thị Nhi đau khổ mà phải bỏ nhà ra đi. Sau đó, nàng gặp gỡ và kết duyên với Phạm Lang.

Sau khi cơn giận nguôi ngoai, Trọng Cao hết sức hối tiếc vì đã làm việc có lỗi với vợ nên đã đi tìm nàng khắp nơi. Tiền bạc đều tiêu hết trong chuyến đi, nên Trọng Cao phải đi ăn xin để tiếp tục đi tìm vợ.

Trọng Cao tình cờ đến ăn xin nhà Thị Nhi, hai bên vừa gặp đã nhận ra nhau. Nghĩ đến tình xưa nghĩa cũ, Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà cho ăn uống. Sau khi hai người bộc bạch tâm tình, Thị Nhi cũng cảm thấy có lỗi vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Lúc hai người trò chuyện, Phạm Lang bất ngờ trở về nhà. Vì sợ chồng hiểu lầm khi bắt gặp Trọng Cao trong nhà, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm khô ngoài vườn.

Phạm Lang về nhà không hay điều gì. Chàng đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao sợ không dám chạy ra nên bị thiêu chết. Thị Nhi trông thấy vậy nghĩ rằng cái chết của Trọng Cao là do mình gây ra nên đã lao vào đống lửa để tự vẫn.

Phạm Lang vì quá thương vợ nên cũng nhảy vào đống rơm đang cháy. Linh hồn của cả ba người được đưa đi gặp Ngọc Hoàng. Cảm động trước sự thủy chung và hành động có tình có nghĩa của họ, Ngài đã sắc phong cho cả ba người làm Táo Quân, gọi chung là Định Phúc Táo Quân.

Mỗi vị Táo Quân đều cai quản một việc riêng trong mỗi gia đình của con người dưới trần gian.

- Phạm Lang phụ trách trông coi việc nấu nướng và căn bếp, trái tim của mỗi căn nhà. Danh hiệu đầy đủ của vị thần này là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

- Trọng Cao giữ nhiệm vụ cai quản nhà và đất và có danh hiệu là Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.

- Thị Nhi – vị Táo Bà duy nhất, giám sát việc chợ búa. Danh hiệu của bà là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Lễ cúng Táo Quân là phong tục truyền thống lâu đời cần được bảo tồn và phát huy. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách tiến hành nghi lễ này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Đánh giá bài viết: 
Chưa có đánh giá nào