Cúng vía Thần Tài ngày 10 tháng Giêng và những điều cần biết
Góc Tử Vi

Cúng vía Thần Tài ngày 10 tháng Giêng và những điều cần biết

Nội dung (Ẩn/Hiện)


Cúng vía Thần Tài vào ngày 10 tháng Giêng và những tháng khác trong năm từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá tâm linh của người dân Việt Nam. Người dân ta thờ vị Thần này với mong muốn có nhiều tài lộc, may mắn; kinh doanh thuận lợi; cuộc sống thuận hoà.

Vậy khi thực hiện nghi thức cúng vía Thần Tài, chúng ta cần chuẩn bị những lễ vật gì, bài văn khấn Thần Tài có hình thức ra sao,... Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!

Tục cúng vía Thần Tài, Thổ Địa trong dân gian

(Thần Tài, Thổ Địa là hai vị thần đại diện cho sức khỏe, tài lộc trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam)

(Thần Tài, Thổ Địa là hai vị thần đại diện cho sức khỏe, tài lộc trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam)

Thần Tài, Thổ Địa là hai vị thần đại diện cho sự may mắn, tài lộc trong đời sống văn hoá tâm linh của người dân đất Việt. Thờ cúng song thần từ lâu đã trở thành một tập tục không thể thiếu của những con người sinh sống trên dải đất hình chữ S bên bờ biển Đông.

Ngoài việc được thờ cúng tại gia đình, Thần Tài còn được thờ tại nơi làm việc, tại cửa hàng,... của rất nhiều người dân với mong muốn con đường làm ăn của mình thuận lợi, phúc lộc dồi dào. Thông thường, việc cúng vía Thần Tài sẽ diễn ra đều đặn vào ngày mùng 10 hằng tháng, và cần chú ý nhất chính là dịp ngày 10 tháng Giêng.

Để hiểu rõ hơn về phong tục cũng như cách thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa, các bạn có thể truy cập bài viết Thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa cần những gì? Quy trình và những điều lưu ý để tránh đại kỵ với nhiều thông tin thú vị, bổ ích!

Nghi thức cúng vía Thần Tài ngày 10 tháng Giêng

Với những giá trị tâm linh mang ý nghĩa lớn lao kể trên, việc thờ cúng Thần Tài đã trở thành một tập tục quan trọng. Chính vì vậy, việc hiểu về nghi thức cúng vía Thần Tài vào ngày 10 tháng Giêng và các tháng khác trong năm là một việc làm vô cùng cần thiết.

Vị trí đặt tượng Thần Tài, Thổ Địa trên bàn thờ

(Tượng Thần Tài được đặt bên trái, tượng Thổ Địa nằm ở phía phải tính từ ngoài vào)

(Tượng Thần Tài được đặt bên trái, tượng Thổ Địa nằm ở phía phải tính từ ngoài vào)

Vị trí thích hợp nhất để đặt tượng Thần Tài, Thổ Địa chính là ở phía đối diện với cửa chính. Vách trên của bàn thờ sẽ dán một tấm bài vị, còn sau lưng bàn thờ phải là một bức tường vững chãi. Bức tường này không được chạm trổ hoặc đục lỗ vì theo phong thuỷ, điều này sẽ không tụ được tài vận.

Nếu trong trường hợp phải chọn hướng và không thể đặt bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài dựa lưng vào tường, bạn cần tìm một vị trí thích hợp để tạo vách, tránh góc nhọn phía sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ toạ ở vị trí vững chắc nhất. Từ ngoài nhìn vào, tượng Thần Tài sẽ được đặt ở bên trái, còn tượng Thổ Địa sẽ nằm ở bên phải.

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài

(Chính giữa bàn thờ Thổ Địa là một bát nhang)

(Chính giữa bàn thờ Thổ Địa là một bát nhang)

Trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, ở giữa hai bức tượng luôn cần đặt một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Cả ba hũ này chúng ta chỉ cần thay duy nhất một lần vào dịp cuối năm. Giữa bàn thờ sẽ là một bát nhang. Khi lau dọn bàn thờ, cần lưu ý tránh không chạm vào bát nhang này.

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa được bài trí theo nguyên tắc bên phải là lọ hoa, bên trái là đĩa hoa quả. Thông thường, những loài hoa hay được lựa chọn để bài trí bàn thờ Thổ Địa là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền,...; còn trái cây sẽ là ngũ quả. Bên cạnh đó, chúng ta còn cần lấy năm chén nước và sắp xếp chúng thành hình chữ Thập, biểu trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát triển.

Việc bài trí và sắp xếp bàn thờ Thần Tài có khá nhiều điểm cần lưu ý mà có thể không phải ai cũng biết. Truy cập bài viết Xem ngay cách bày trí bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy nhất để khám phá thêm nhiều điều cần thiết các bạn nhé!

Cách cúng vía Thần Tài ngày 10 tháng Giêng

(Theo tương truyền trong dân gian, Thần Tài và Thổ Địa đều dùng được cả đồ chay, đồ mặn)

(Theo tương truyền trong dân gian, Thần Tài và Thổ Địa đều dùng được cả đồ chay, đồ mặn)

Không riêng ngày 10 tháng Giêng, người dân Việt Nam thường cúng vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tất cả các tháng khác trong năm. Tuy nhiên, với mỗi khoảng thời gian khác nhau, chúng ta lại cần lưu ý về những quy định riêng trong nghi thức cúng Thần Tài. Tương truyền, Thần Tài và Thổ Địa đều dùng được cả đồ chay và đồ mặn.

Khoảng thời gian từ tháng Một đến tháng Sáu Âm lịch, lễ vật cúng vía sẽ là đồ mặn. Trên bàn thờ cần bày biện đủ một lọ hoa, năm nén nhang, năm loại trái cây (bắt buộc phải có trái dừa) và năm ly rượu. Cùng với đó sẽ là hai điếu thuốc, hai cây đèn cầy, hũ muối, gạo cùng giấy tiền vàng. Mâm lễ vật dâng lên bàn thờ Thần Tài bao gồm bộ tam sên (03 quả trứng, một miếng thịt ba chỉ và 03 con tôm; tất cả đều đã được luộc chín).

(Lễ vật cúng vía Thần Tài là đồ chay)

(Lễ vật cúng vía Thần Tài là đồ chay)

Theo sau đó, khoảng thời gian từ tháng Bảy đến tháng Mười Hai Âm lịch, lễ vật cúng vía sẽ chuyển sang đồ chay. Việc bày biện bàn thờ vẫn không có gì thay đổi so với thời gian trước đó. Tuy nhiên, mâm lễ vật dâng lên bàn thờ sẽ được đổi thành những món ăn chay như bánh tét, bánh ngọt, dưa hấu,...

Cụ thể, những lễ vật cần có để dâng lên bàn thờ Thần Tài thường gồm:

  • Nến (đèn cầy, 02 cây).
  • Nhang (hương, 05 nén).
  • Nước (03 cốc).
  • Rượu (03 cốc).
  • Gạo tẻ (01 hũ).
  • Tiền vàng mã.
  • Thuốc lá (02 điếu).
  • Bộ tam sên (03 quả trứng, 01 miếng thịt ba chỉ, 03 con tôm; tất cả đều đã luộc chín).
  • Hoa tươi (hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền,...).
  • Tiền lẻ.
  • Bánh kẹo (01 đĩa).
  • Trầu cau.
  • Xôi đỗ xanh.
  • Cá lóc nướng, heo quay, bánh hỏi (nếu có).

Ngoài những vật phẩm kể trên, vào ngày Thần Tài, chúng ta cũng có thể lựa chọn thêm các loại lễ vật khác. Truy cập bài viết Tiết lộ đầy đủ những lễ vật cần phải có trong mâm cúng Thần Tài để tìm hiểu thêm về chúng nhé!

Cách cúng vía Thần Tài vào ngày 10 tháng Giêng và những tháng khác trong năm về cơ bản là đều giống nhau, chỉ cần lưu ý về lễ vật dâng lên bàn thờ như đã kể trên. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng mâm lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo và tươm tất trước khi tiến hành cúng vía Thần Tài; tượng Thần Tài, Thổ Địa cũng cần được lau rửa sạch sẽ bằng rượu trắng hoặc nước lá bưởi.

Khi tiến hành cúng vía Thần Tài, người cúng sẽ thắp đèn và hương, sau đó mới kính cẩn cầu mong những điều bản thân và gia đình mong muốn. Thông thường, trước bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, mọi người luôn cầu sức khoẻ, may mắn và tài lộc; công việc suôn sẻ, sức khoẻ dồi dào.

Những lưu ý trong và sau khi cúng vía Thần Tài

cúng thần tài

Ngày vía Thần Tài vốn có khá nhiều nghi thức đòi hỏi sự hiểu biết và chăm chỉ tìm tòi. Dưới đây là một số lưu ý trong và sau khi cúng vía Thần Tài dành cho những độc giả còn chưa nắm rõ về tập tục này.

  • Hương: Chọn khung giờ tốt để thắp hương sẽ giúp trường khí được kích hoạt dễ dàng hơn. Khung giờ tốt có thể vào buổi sáng hoặc buổi tối.
  • Nước: Cần rửa sạch chén/hũ đựng nước. Khi rót nước vào chén/hũ, mực nước chỉ nên dừng ở mức vừa phải, không quá đầy tránh bị tràn ra ngoài cũng không nên quá ít. Mực nước lý tưởng là mực nước cách miệng chén/hũ khoảng 1cm.
  • Hoa: Có thể sử dụng bình hoa thủy tinh hoặc bình hoa bằng gốm, sứ. Loại hoa được lựa chọn cần tươi mới, có nụ và hương thơm; tuyệt đối không được dùng hoa giả.
  • Quả: Cần chọn những loại quả tươi ngon, căng mướt; không được dùng quả giả, quả nhựa để cúng vía Thần Tài.
  • Đèn, nến: Không sử dụng những loại đèn, nến nhấp nháy; tránh tạo khí trường xấu, làm ảnh hưởng đến việc chiêu vượng may mắn.
  • Giữ lại hũ muối và hũ gạo trên bàn thờ để tụ lộc.
  • Rượu và nước sau khi cúng vía Thần Tài xong thì đem tưới xung quanh nhà.
  • Bánh kẹo sau khi cúng xong thì giữ lại một nửa, nửa kia đem đi phát lộc.
  • Tiền vàng mã cần đem đi đốt ngay sau khi cúng bái xong để cầu mong Thần Tài phù hộ cho bạn cuộc sống sung túc, sức khỏe dồi dào. Nếu trên bàn thờ có cả vàng thật thì người cúng bái nên giữ lại bên người để làm vật may mắn.

Những hoạt động trong ngày vía Thần Tài để chiêu vượng may mắn

  • Lau dọn bàn thờ sạch sẽ: Hoạt động lau dọn bàn thờ được thực hiện vào mỗi ngày. Tuy nhiên, vào dịp mùng 10 hằng tháng, đặc biệt là ngày 10 tháng Giêng, việc làm này sẽ trở nên có ý nghĩa nhiều hơn.
  • Chuẩn bị đồ cúng đầy đủ, tươm tất: Ngày thường, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà chúng ta có thể chọn lễ vật là món chay hay món mặn. Tuy nhiên, vào ngày cúng vía Thần Tài, đặc biệt là ngày 10 tháng Giêng, mọi người nên chọn lễ vật dâng lên bàn thờ là món mặn. Trong dân gian còn lưu truyền rằng, Thần Tài vô cùng thích các món như cua biển, heo quay hay chuối chín vàng,...

(Mọi người thường mua vàng để thờ và tích trữ vào ngày cúng vía Thần Tài để cầu may mắn)

(Mọi người thường mua vàng để thờ và tích trữ vào ngày cúng vía Thần Tài để cầu may mắn)

  • Làm lễ đón rước Thần Tài: Ngay từ buổi sáng ngày 10 tháng Giêng nói riêng và ngày mùng 10 các tháng trong năm nói chung, chúng ta đã cần phải tắm gội sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề và mở rộng tất cả các cửa ra vào, cửa sổ trong nhà để nghênh đón nguồn tài vận cũng như nguồn năng lực tích cực mà Thần Tài mang tới.
  • Mua vàng: Mua vàng để lấy may vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm đã trở thành một tập tục lâu đời của người dân nước ta. Ngoài ra, những vật phẩm khác như cóc ngậm tiền vàng, đá phong thủy,... cũng được nhiều người chọn lựa. 

Bài cúng vía Thần Tài ngày 10 tháng Giêng và các tháng khác trong năm

Ngoài việc cúng vía Thần Tài vào ngày 10 tháng Giêng và các tháng khác trong năm, người dân Việt Nam còn có một tập tục lâu đời khác chính là thờ cúng Thổ Địa. Tục thờ cúng Thổ Địa cũng đã tồn tại từ lâu đời và mang nhiều nét văn hoá đặc trưng của vùng đất Đông Nam Á. Các bạn có thể tìm kiếm thêm nhiều thông tin bổ ích về phong tục này tại bài viết Bật mí cách cúng Ông Địa - có thật sự “rước” tài lộc vào nhà

Mong rằng những thông tin về tục cúng vía Thần Tài ngày 10 tháng Giêng trong bài viết trên đây sẽ trở nên hữu ích và giúp các bạn độc giả hiểu rõ hơn về nghi thức cúng bái cũng như những lễ vật cần thiết để dâng lên bàn thờ.

Cuối cùng, chúc các bạn luôn vui và bình an!

Đánh giá bài viết: 
Chưa có đánh giá nào